Uncategorized

Đề thi Tiếng Việt lớp 5 học kỳ 1 năm 2022

Đề thi Tiếng Việt lớp 5 học kỳ 1 năm 2022

Đề thi Tiếng Việt lớp 5 học kỳ 1 năm 2022 được vieclam24.vn sưu tầm và tổng hợp các bộ đề ôn tập có đáp án và bảng ma trận đề thi học kì 1 theo TT 22 kèm theo. Đề thi giúp các em học sinh ôn tập, nắm chắc kiến thức cơ bản môn Tiếng Việtđồng thời cũng là tài liệu để các thầy cô giáo tham khảo ra đề kiểm tra học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5. Sau đây mời thầy cô cùng các em cùng tham khảo.

ĐỀ SỐ 1

A/ KIỂM TRA ĐỌC: (10 Đ)

I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

– Nội dung kiểm tra: Giáo viên cho học sinh bốc thăm đọc một đoạn văn khoảng 100 chữ thuộc chủ đề đã học từ tuần 11 đến tuần 17.

– Hình thức kiểm tra: Giáo viên ghi tên bài, số trang trong SGK TV5 vào phiếu, cho HS bốc thăm và đọc đoạn văn do giáo viên yêu cầu.

II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm)

2.1. Đọc thầm bài văn sau:

Cổ tích về ngọn nến

Một tối mất điện, ngọn nến được đem ra đặt giữa phòng. Người ta châm lửa cho ngọn nến và nến lung linh cháy sáng. Nến hân hoan nhận ra rằng ngọn lửa nhỏ nhoi của nó đã mang lại ánh sáng cho cả căn phòng.

Mọi người đều trầm trồ: “Ồ ngọn nến sáng quá, thật may, nếu không chúng ta sẽ chẳng nhìn thấy gì mất”. Nghe thấy vậy, nến vui sướng dùng hết sức mình đẩy lùi bóng tối xung quanh. Thế nhưng, những dòng sáp nóng đã bắt đầu chảy ra, lăn dài theo thân nến. Nến thấy mình càng lúc càng ngắn lại. Đến khi chỉ còn một nửa, nến giật mình: “Chết mất, ta mà cứ cháy mãi thế này thì chẳng bao lâu sẽ tàn mất thôi. Tại sao ta phải thiệt thòi như vậy?”.

Nghĩ rồi, nến nương theo một cơn gió thoảng để tắt phụt đi. Một sợi khói mỏng manh bay lên rồi nến im lìm.

Mọi người trong phòng nhốn nháo bảo nhau: “Nến tắt mất rồi, tối quá, làm sao bây giờ?”. Ngọn nến mỉm cười tự mãn và hãnh diện vì tầm quan trọng của mình. Nhưng bỗng một người đề nghị: “Nến dễ bị gió thổi tắt lắm, để tôi đi tìm cái đèn dầu”. Đèn dầu được thắp lên, còn ngọn nến đang cháy dở thì bị bỏ vào ngăn kéo tủ.

Ngọn nến buồn thiu. Thế là từ nay nó sẽ bị nằm trong ngăn kéo, khó có dịp cháy sáng nữa. Nến chợt hiểu rằng hạnh phúc của nó là được cháy sáng vì mọi người, dù chỉ có thể cháy với ánh lửa nhỏ và dù sau đó nó sẽ tan chảy đi. Bởi vì nó là ngọn nến.

Theo Nguyễn Quang Nhân

2.2. Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập sau:

Câu 1: (0,5đ) Khi mang lại ánh sáng cho căn phòng và được mọi người khen ngợi thì ngọn nến cảm thấy thế nào ?

a. Tự mãn và hãnh diện

b. Hân hoan, vui sướng.

c. Buồn thiu vì thiệt thòi.

d. Lung linh cháy sáng.

Câu 2: (0,5đ) Tại sao ngọn nến lại nương theo gió và tắt phụt đi ?

a. Vì nó đã cháy hết mình.

b. Vì nó cảm thấy mình không còn cần thiết nữa.

c. Vì đã có đèn dầu.

d. Vì nó cảm thấy thiệt thòi.

Câu 3: (1,0đ) Thân phận của nến ra sao khi đèn dầu được thắp lên?

a. Bị bỏ vào ngăn kéo tủ, khó có dịp được cháy sáng.

b. Nến càng lúc càng ngắn lại.

c. Nến vui sướng vì không phải cháy sáng nữa.

d. Nến bị gió thổi tắt phụt đi.

Câu 4: (1,0đ) Nến buồn thiu và chợt nhận ra điều gì?

a. Thấy mình chỉ còn một nửa.

b. Chẳng bao lâu nữa sẽ tàn mất thôi.

c. Hạnh phúc của nó là được cháy sáng vì mọi người.

d. Ánh sáng của nó đã đẩy lùi bóng tối xung quanh.

Câu 5: (1,0đ) Từ nào sau đây trái nghĩa với từ “vui sướng”?

a. vui buồn

b. sung sướng

c. sầu não

d. hãnh diện

Câu 6: (1,0đ) Từ ngữ in đậm trong câu sau thuộc từ loại nào?

Thế là từ nay nó sẽ bị nằm trong ngăn kéo, khó có dịp cháy sáng nữa.

a. Danh từ

b. Động từ

c. Tính từ

d. Đại từ

Câu 7: (1,0đ) Tìm 5 từ miêu tả làn da của người:

…………………………………………………………………………………………………………….

Câu 8: (1,0đ) Đặt câu có từ “cổ” là từ đồng âm. (Đặt một hoặc hai câu).

…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

B/ KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

I. Viết chính tả: (2đ) (nghe – viết),

Bài viết: “Chữ nghĩa trong văn miêu tả ” – Sách TV Lớp 5 tập 1 (trang 160)

Viết đoạn đầu: (từ: Trong miêu tả,…….giữa không trung.)

II – Tập làm văn: (8đ) Chọn một trong hai đề sau:

Đề 1: Em hãy tả hình dáng và những nết tốt một bạn trong lớp em được nhiều người quý mến.

Đề 2: Em hãy tả một em bé ở tuổi tập nói, tập đi.

Đáp án Đề thi học kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt

A/ KIỂM TRA ĐỌC: (10Đ)

I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

– Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm : 1 điểm

– Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng) : 1 điểm

– Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc : 1 điểm

II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm)

Câu 1: b. Hân hoan, vui sướng.

Câu 2: d. Vì nó cảm thấy thiệt thòi.

Câu 3: a. Bị bỏ vào ngăn kéo tủ, khó có dịp được cháy sáng.

Câu 4: c. Hạnh phúc của nó là được cháy sáng vì mọi người.

Câu 5: c. sầu não

Câu 6: . d. Đại từ

Câu 7: (1,0đ) Tìm 5 từ miêu tả làn da của người:

Trắng trẻo, trắng nõn nà, trắng hồng, trắng như trứng gà bóc, đen sì, ngăm đen, ngăm ngăm, bánh mật, đỏ như đồng hun, mịn màng, mát rượi, mịn như nhung, nhẵn nhụi, căng bóng, nhăn nheo, sần sùi, xù xì, thô ráp,..

Câu 8: (1,0đ) Đặt câu có từ “cổ” là từ đồng âm. (Đặt một hoặc hai câu).

Chiếc bình cổ này rất đẹp. Bữa nào trời lạnh em phải mặc áo kín cổ.

II/- KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1- Chính tả: (2 điểm):

– Tốc độ đạt yêu cầu, chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm.

– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm.

* Lưu ý: Nếu viết chữ hoa không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày không sạch đẹp,… trừ 0,25 điểm toàn bài.

2. Tập làm văn (8đ):

– Điểm thành phần được chia như sau:

+ Mở bài: 1 điểm.

+ Thân bài: 4 điểm (Nội dung: 1.5đ; kĩ năng: 1.5 đ; Cảm xúc: 1đ).

+ Kết bài: 1 điểm.

+ Chữ viết, chính tả: 0,5 điểm.

+ Dùng từ, đặt câu: 0,5 điểm.

+ Sáng tạo: 1 điểm.

* Gợi ý đáp án như sau:

a/ Mở bài: 1 điểm.

Giới thiệu được người sẽ tả: Ai? Có quan hệ với em thế nào? ….

(GT trực tiếp hoặc gián tiếp).

b/ Thân bài: 4 điểm.

* Tả hình dáng: (2đ)

– Tả bao quát: tầm thước, tuổi tác, cách ăn mặc, …..

– Tả chi tiết: gương mặt, đầu tóc, da dẻ, mắt, mũi, răng, tai, ……

* Tả tính tình, hoạt động: (2đ)

Thông qua lời nói, cử chỉ, việc làm, …..

Điểm thành phần được chia như sau: Nội dung: 1.5đ; kĩ năng: 1.5 đ; Cảm xúc: 1đ

c/ Kết bài: 1 điểm.

Nói lên được tình cảm của mình về người vừa tả (yêu quý, mơ ước, trách nhiệm).

* LƯU Ý:

– Chữ viết đẹp, đúng chính tả: 0,5 điểm.

– Dùng từ đặt câu đúng và hay: 0,5 điểm.

– Bài làm sáng tạo, biết dùng từ ngữ gợi tả, biểu cảm; biết sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa phù hợp trong miêu tả: 1 điểm.

ĐỀ SỐ 2

I. Đọc thành tiếng (3 điểm). GV kiểm tra từng HS qua các tiết ôn tập theo hướng dẫn KTĐK cuối HKI môn Tiếng Việt lớp 5.

II. Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm).

Học sinh đọc thầm bài: “Bàn tay thân ái” để làm các bài tập sau:

Bàn tay thân ái

Đã gần 12 giờ đêm, cô y tá đưa một anh thanh niên có dáng vẻ mệt mỏi và gương mặt đầy lo lắng đến bên giường của một cụ già bệnh nặng. Cô nhẹ nhàng cúi xuống người bệnh và khẽ khàng gọi: “Cụ ơi, con trai cụ đã về rồi đây!”. Ông lão cố gắng mở mắt, gương mặt già nua, bệnh tật như bừng lên cùng ánh mắt. Rồi ông lại mệt mỏi từ từ nhắm nghiền mắt lại, nhưng những nếp nhăn dường như đã dãn ra, gương mặt ông có vẻ thanh thản, mãn nguyện.

Chàng trai ngồi xuống bên cạnh, nắm chặt bàn tay nhăn nheo của người bệnh. Suốt đêm, anh không hề chợp mắt; anh vừa âu yếm cầm tay ông cụ vừa thì thầm những lời vỗ về, an ủi bên tai ông. Rạng sáng thì ông lão qua đời. Các nhân viên y tế đến làm các thủ tục cần thiết. Cô y tá trực đêm qua cũng trở lại, cô đang chia buồn cùng anh lính trẻ thì anh chợt hỏi:

– Ông cụ ấy là ai vậy, chị?

Cô y tá sửng sốt:

– Tôi tưởng ông cụ là ba anh chứ?

– Không, ông ấy không phải là ba tôi.

– Chàng lính trẻ nhẹ nhàng đáp lại.

– Tôi chưa gặp ông cụ lần nào cả.

– Thế sao anh không nói cho tôi biết lúc tôi đưa anh đến gặp cụ?

– Tôi nghĩ là người ta đã nhầm giữa tôi và con trai cụ khi cấp giấy phép; có thể do tôi và anh ấy trùng tên. Ông cụ đang rất mong gặp con trai mà anh ấy lại không có mặt ở đây. Khi đến bên cụ, tôi thấy ông đã yếu đến nỗi không thể nhận ra tôi không phải là con trai ông. Tôi nghĩ ông cần có ai đó ở bên cạnh nên tôi quyết định ở lại.

(Theo Xti-vơ Gu-đi-ơ)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời phù hợp nhất cho từng câu hỏi sau:

Câu 1. (0,5 điểm). Cô y tá đưa ai đến bên cạnh ông lão đang bị bệnh rất nặng?

A. Con trai ông

B. Một anh lính trẻ

C. Một chàng trai là bạn cô

D. Một chàng trai là con của ông

Câu 2. (0,5 điểm). Hình ảnh gương mặt ông lão được tả trong đoạn 1 gợi lên điều gì?

A. Ông rất mệt

B. Ông rất mệt và rất đau buồn vì biết mình sắp chết

C. Ông cảm thấy khỏe khoắn, hạnh phúc, toại nguyện

D. Tuy rất mệt nhưng ông cảm thấy hạnh phúc, toại nguyện

Câu 3. (0,5 điểm). Vì sao anh lính trẻ đã suốt đêm ngồi bên ông lão, an ủi ông?

A. Bác sĩ và cô y tá yêu cầu anh làm như vậy

B. Anh nghĩ ông đang rất cần có ai đó ở bên cạnh mình vào lúc ấy

C. Anh nhầm tưởng đấy là cha mình, anh muốn ở bên cha những giây phút cuối

D. Tất cả các ý trên

Câu 4. (0,5 điểm). Điều gì đã khiến cô y tá ngạc nhiên?

A. Anh lính trẻ không phải là con của ông lão

B. Anh lính trẻ là con của ông lão

C. Anh lính trẻ đã ngồi bên ông lão, cầm tay ông, an ủi ông suốt đêm

D. Anh lính trẻ trách cô đưa anh gặp người không phải là cha mình

Câu 5. (0,5 điểm). Dòng nào dưới đây có các từ “thương” là từ đồng âm?

A. Yêu và thương, rất thương, thương và nhớ

B. Thương con, người thương, đáng thương

C. Thương người, thương số, mũi thương ngọn giáo

D. Thương người, thương xót, mũi thương ngọn giáo

Câu 6. (0,5 điểm). Dòng nào dưới đây gồm các từ đồng nghĩa?

A. Thân ái, thân tình, quý mến

B. Thân ái, thân tình, thân hình

C. Thân ái, thân chủ, thân thiết

D. Thân tình, thân nhân, gần gũi

Câu 7. (1 điểm). Câu chuyện trên muốn nói với em điều gì?

Câu 8. (1 điểm). Câu văn “Tôi tưởng ông cụ là ba anh chứ?” có mấy đại từ xưng hô?

Có ……….. đại từ xưng hô. Đó là các đại từ: …………………………………………………..

Câu 9. (1 điểm). Từ tiếng “trong”, hãy tạo ra hai từ ghép và hai từ láy.

– Hai từ ghép: ……………………………………………………………………………………………..

– Hai từ láy: …………………………………………………………………………………………………

Câu 10. (1 điểm). Đặt 1 câu có cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ Điều kiện (Giả thiết) – Kết quả và có trạng ngữ chỉ thời gian.

II. Kiểm tra viết

1. Chính tả (2 điểm). Nghe – viết (15 phút)

Cái rét vùng núi cao

Ở vùng núi bao giờ mùa đông cũng đến sớm.

Khi những chiếc lá đào, lá mận đầu tiên rụng xuống thì dòng suối bắt đầu cạn,nước chảy dưới phần ngầm của lớp đá cuội trắng trơ. Gió từ trong khe núi ùa ra, mang theo hơi lạnh đến ghê người của đá và lá cây lúa. Thân ngải đắng bắt đầu khô lại, rễ bám chặt lấy lớp đất chai cứng và ngả sang màu nâu đen vì sương muối. Nhiều ngày, nhiều tuần, có khi cả tháng trời không có nắng, giữa tuần trăng đêm cũng chỉ lờ mờ.

2. Tập làm văn (8 điểm) (35 phút)

Đề bài: Hãy chọn một trong hai đề sau:

Đề 1: Hãy tả một người bạn mà em yêu quý và khâm phục.

Đề 2: Hãy tả một người thân trong gia đình em.

Đáp án Đề thi Tiếng Việt lớp 5 học kì 1

I. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm

1. Đọc thành tiếng: 3 điểm (Đánh giá theo hướng dẫn KTĐK môn TV5)

– Đọc đảm bảo tốc độ tối thiểu 120 chữ/ phút, đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, đọc đúng tiếng,

từ không đọc sai quá 5 tiếng), ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa. (2 điểm)

* Tùy mức độ mắc lỗi trong khi đọc (phát âm sai, tốc độ đọc chậm, không ngừng nghỉ

sau các dấu câu, giữa các cụm từ…) GV có thể cho các mức 1,5 – 1 – 0,5

– Trả lời đúng câu hỏi do GV nêu: 1 điểm (trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ý: 0,5 điểm)

2. Đọc hiểu

Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án B D B A C A
Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5

Câu 7: (1 đ) HS nêu ý phù hợp, diễn đạt rõ, từ ngữ chính xác, không sai lỗi chính tả cho 1 điểm. Ý phù hợp, diễn đạt chưa rõ hoặc từ ngữ chưa chính xác, tùy mức độ cho từ 0,5 đến 0,75 điểm. (VD: Trong cuộc sống chúng ta cần biết yêu thương, chia sẻ với mọi người. Trong cuộc sống, cần có những việc làm để giúp đỡ, động viên người có hoàn cảnh đặc biệt để đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho người đó……)

Câu 8: (1 đ) Mỗi ý đúng 0,25 điểm. Có 3 đại từ xưng hô: tôi, ông cụ, anh.

Câu 9: (1 đ) HS tìm từ mỗi từ ghép, từ láy đúng yêu cầu được 0,25 điểm.

Câu 10: (1 đ) Câu HS viết câu có nghĩa trọn vẹn, hợp lí về nghĩa, đúng theo yêu cầu

của đề bài, đầu câu viết hoa, cuối câu có dùng dấu câu được 1 điểm.

(Thiếu dấu cuối câu trừ 0,25 đ)

II. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm

1. Chính tả: 2 điểm

– Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định,viết sạch, đẹp: 1 điểm

– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

2. Tập làm văn: 8 điểm

– Bài viết rõ bố cục, đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài: 1 điểm

* Mở bài: (1,5 điểm) Mở bài gián tiếp (1 điểm), mở bài trực tiếp (0,5 điểm)

Diễn đạt câu trôi chảy (0,5 điểm)

* Thân bài: (4 điểm), trong đó: – Nội dung (2,5 điểm):

+ Chọn các nét tiêu biểu để tả về hình dáng (0,5 điểm)

+ Tả được tính tình (thể hiện nội dung làm cho mình gần gũi, thân mật, yêu quý, khâm phục, kính trọng,…) (0,5 điểm)

+ Thể hiện được tình cảm của mình với nhân vật được tả (0,5 điểm)

+ Câu văn viết có cảm xúc, có sử dụng các biện pháp nghệ thuật, diễn đạt mạch lạc, chân thật… (1 điểm).

– Kĩ năng: + Trình tự miêu tả hợp lí (0,5 điểm)

+ Diễn đạt câu trôi chảy (1 điểm)

* Kết bài: (1,5 điểm)

– Kết bài mở rộng (1 điểm), kết bài không mở rộng (0,5 điểm)

– Diễn đạt câu trôi chảy (0,5 điểm)

* Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, giáo viên vận dụng phù hợp để cho điểm học sinh.

* Bài được 7,5 -> 8 điểm phải là bài văn hay, không mắc lỗi chính tả.

(Nếu bài văn viết mắc từ 3 lỗi chính tả trở lên – không ghi điểm giỏi)

ĐỀ SỐ 3

A. KIỂM TRA ĐỌC

I. Đọc thành tiếng (3 điểm)

Học sinh đọc đoạn văn thuộc chủ đề đã học và trả lời 01 câu hỏi về nội dung bài.

Nội dung bài đọc và câu hỏi do GV lựa chọn trong các bài Tập đọc từ tuần 11 đến tuần 18, SGK Tiếng Việt 5, tập I. GV thực hiện đánh giá theo yêu cầu kiến thức, kĩ năng của chương trình.

II. Đọc thầm đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

CHIM VÀNH KHUYÊN VÀ CÂY BẰNG LĂNG

Đàn chim vành khuyên bay trong mưa bụi. Rồi đàn chim vụt đậu xuống hàng cây bằng lăng non. Những con chim mỏi cánh xuống nghỉ chân à? Tiếng chim lích chích trên cành. Không, không, chúng em đi làm, năm sớm chúng em đi làm đây, không phải nghỉ chân đâu.

À, thế ra những con vành khuyên kia đến cây bằng lăng cũng có công việc. Con chim vành khuyên, chân đậu nhẹ chẳng rụng một giọt nước mưa đã bám thành hàng dưới cành. Vành khuyên nghiêng mắt, ngước mỏ, cắm cúi, hí hoáy. Cái mỏ như xát mặt vỏ cây. Đôi mắt khuyên vòng trắng long lanh. Đôi chân thoăn thoắt. Vành khuyên lách mỏ vào tìm bắt sâu trong từng khe vỏ rách lướp tướp.

Những con chim ríu rít chuyền lên chuyền xuống. Mỗi lần móc được con sâu lại há mỏ lên rồi nhún chân hót. Như báo tin bắt được rồi… bắt được rồi… Như hỏi cây: Đỡ đau chưa? Khỏi đau chưa? Có gì đâu, chúng em giúp cho cây khỏi ghẻ rồi chóng lớn, chóng có bóng lá, che cho chúng em bay xa có chỗ nghỉ chân, tránh nắng. Ta giúp đỡ nhau đấy thôi. Hạt nước trên cành bằng lăng rơi lã chã. Cây bằng lăng khóc vì cảm động.

Đàn vành khuyên đương tìm sâu ở cành, ở lộc cây, ở những chiếc lá còn lại. Rõ ràng nghe được tiếng chim. Vành khuyên trò chuyện, vành khuyên reo mừng, vành khuyên thủ thỉ. Vành khuyên hát cho cây bằng lăng nghe.

Lúc sau, đàn vành khuyên bay lên. Như bác sĩ khám bệnh, cho thuốc tiêm, thuốc uống rồi. Chỉ trông thấy làn mưa bụi phơi phới. Nhưng vẫn nghe tiếng vành khuyên ríu rít:

– Chúng em đi nhé! Chúng em đi nhé! Các bạn bằng lăng chóng tươi lên, xanh tươi lên!…

Theo TÔ HOÀI

Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1: (M1- 0.5đ): Bài văn tả cảnh đàn chim vành khuyên đi làm vào mùa nào?

a. Mùa xuân

b. Mùa hạ

c. Mùa thu

d. Mùa đông

Câu 2: (M1- 0.5đ): Dòng nào dưới đây gồm 5 từ ngữ tả vành khuyên chăm chú tìm bắt sâu?

a. đậu nhẹ, nghiêng mắt, ngước mỏ, cắm cúi, há mỏ.

b. nghiêng mắt, ngước mỏ, cắm cúi, hí hoáy, há mỏ.

c. đậu nhẹ, nghiêng mắt, cắm cúi, hí hoáy, há mỏ.

d. nghiêng mắt, ngước mỏ, cắm cúi, hí hoáy, lách mỏ.

Câu 3: (M2- 0.5đ): Chi tiết cây bằng lăng “khóc” giúp em hiểu được điều gì?

a. Bằng lăng đau đớn vì bị những con sâu đục khoét trên thân cây.

b. Bằng lăng cảm động vì được đàn chim chia sẻ nỗi đau của cây.

c. Bằng lăng xúc động trước sự quan tâm, giúp đỡ của đàn chim.

d. Bằng lăng đau vì sâu đục khoét và cảm động vì chim giúp đỡ.

Câu 4: (M2- 1đ): Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ ý nghĩa sâu sắc của bài văn?

a. Giúp người khác là đem lại niềm vui và hạnh phúc cho họ.

b. Giúp người khác là đem lại niềm vui cho họ và cho mình.

c. Giúp người khác là đem lại niềm vui cho bản thân mình.

d. Giúp người khác là đem lại niềm vui cho toàn xã hội.

Câu 5: (M1- 0,5đ): Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “cảm động”?

a. cảm tình

b. cảm xúc

c. rung động

d. xúc động

Câu 6: (M2- 0.5đ): Dòng nào dưới đây có từ in nghiêng là từ đồng âm?

a. cây bằng lăng/ cây thước kẻ

b. mặt vỏ cây/ mặt trái xoan

c. tìm bắt sâu/ moi rất sâu

d. chim vỗ cánh/ hoa năm cánh

Câu 7: (M 3- 1đ): Viết lại câu văn “Tiếng chim lích chích trên cành” có sử dụng phép so sánh hoặc nhân hóa.

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 8: (M4- 1đ): Thay thế từ dùng sai (in nghiêng) bằng từ đồng nghĩa thích hợp rồi viết lại hai câu văn sau: “Quê em có dòng sông lượn lờ chảy qua. Những ngày hè oi ả, em thỏa sức bơi lội tung tăng trong dòng nước mát ngọt.”

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 9: (M3- 1đ): Viết một câu nhận xét về việc tốt của chim vành khuyên trong bài văn trên.

…………………………………………………………………………….

Câu 10: (M4- 0,5đ): Từ việc tốt của chim vành khuyên, em thấy mình có thể làm được những gì để bảo vệ môi trường quanh ta?

…………………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………………………….

B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)

1. Chính tả:

Nghe – viết: 15 phút.

Bài viết : Buôn Chư Lênh đón cô giáo. (Từ Y Hoa lấy trong gùi ra…. đến hết.)

(SGK TV 5 tập 1 trang 145)

2. Tập làm văn: (8 điểm)

Đề bài : Tả một người mà em yêu quý nhất.

Đáp án: Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 

A. Phần kiểm tra đọc

2 .Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt (7 điểm)

Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án a d c b d c

Câu 7: VD: Tiếng chim trò chuyện ríu rít trên cành.

Câu 8: VD: Thay từ lượn lờ bằng từ lững lờ; thay từ mát ngọt bằng từ mát dịu (hoặc mát êm, mát lành,…)

Câu 9: VD: Việc tốt của chim vành khuyên đã giúp cây bằng lăng vơi đi nỗi đau làm cho cuộc sống trở nên tươi đẹp, giàu ý nghĩa.

Câu 10: Những việc làm tốt để bảo vệ môi trường: chăm sóc vườn hoa, cây xanh; quét dọn nhà cửa, làm vệ sinh trường, lớp,… để môi trường xanh – sạch – đẹp.

B. Phần kiểm tra viết (10 điểm)

I. Chính tả (2 điểm)

– Học sinh cần đạt được các yêu cầu: Chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp. (2 điểm)

– Học sinh còn sai sót hoặc cách trình bày chưa đúng, đẹp,… giáo viên căn cứ vào các lỗi mà trừ điểm cho phù hợp.

II. Tập làm văn (8 điểm)

* Yêu cầu về kiến thức:

– Bài làm của học sinh nêu được những đặc điểm tiêu biểu, nổi bật của đối tượng được miêu tả.

– Trình tự miêu tả, cách sắp xếp các ý hợp lý.

– Thể hiện được những suy nghĩ, thái độ, tình cảm trước đối tượng được miêu tả trong cuộc sống.

* Yêu cầu về kĩ năng:

– Học sinh viết được bài văn thuộc kiểu bài miêu tả với bố cục 3 phần; diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; sử dụng các biện pháp tu từ một cách sinh động; từ ngữ gợi tả, gợi cảm, lời văn giàu cảm xúc……

– Có sáng tạo trong cách miêu tả.

– Tùy theo mức độ sai sót về ý, cách diễn đạt mà có thể cho điểm ở mức 7,5- 7 đ, 6,5- 6; 5,5- 4; 4,5- 3; 3,5-3; 2,5- 2; 1,5- 1.

– Học sinh cần đạt được các yêu cầu: Chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp.

ĐỀ SỐ 4

A. PHẦN ĐỌC:

a. Đọc thành tiếng: (1 điểm) (mức 1 – hình thức khác)

Học sinh bốc thăm đọc một trong các đoạn văn sau (thời gian đọc khoảng 1 phút).

Đoạn 1: “Một sớm chủ nhật …………có gì lạ đâu hả cháu” Bài Chuyện một khu vườn nhỏ sách TV5 tập 1 trang 103.

Đoạn 2: “Sự sống cứ tiếp tục …………nhấp nháy vui mắt” Bài Mùa thảo quả sách TV5 tập 1 trang 114.

Đoạn 3: “Nhờ phục hồi …………vững chắc đê điều” Bài Trồng rừng ngập mặn sách TV5 tập 1 trang 129.

Đoạn 4: “Học thuộc lòng ba khổ thơ cuối bài” Bài Hạt gạo làng ta sách TV5 tập 1 trang 139.

Đoạn 5: “Y Hoa đến bên gài Rok …………xem cái chữ nào” Bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo sách TV5 tập 1 trang 144, 145.

Đoạn 6: “Hải Thượng Lãn Ông …………cho thêm gạo, củi” Bài Thầy thuốc như mẹ hiền sách TV5 tập 1 trang 153.

Đoạn 7: “Cụ Ún làm nghề thầy cúng …………cụ mới chịu đi” Bài Thầy cúng đi bệnh viện sách TV5 tập 1 trang 158.

Đoạn 8: “Khách đến xã Trịnh Tường …………đất hoang trồng lúa” Bài Ngu Công xã Trịnh Tường sách TV5 tập 1 trang 164.

b. Đọc thầm bài văn sau: (4 điểm)

Cảnh đông con

Mẹ con bác Lê ở một căn nhà cuối phố, một căn nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác, có mỗi một chiếc giường nan đã gãy nát. Mùa rét thì rải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó. Từ sáng sớm tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta phải trở dậy đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng kia đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ, bác Lê lo sợ vì không ai mướn làm việc gì nữa. Thế là cả nhà chịu đói. Mấy đứa nhỏ nhất khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét. Bác Lê ôm lấy con trong ổ rơm lấy cái hơi ấm của mình ấp ủ cho nó.

Hai thằng con lớn thì từ sáng đã ra cánh đồng kiếm con cua, con ốc hay đi mót những bông lúa còn sót lại trong khe ruộng. Thật là sung sướng, nếu chúng đem về được một lượm, trong những ngày may mắn. Vội vàng bác Lê đẩy con ra lấy bó lúa để dưới chân vò nát, vét hột thóc, giã lấy gạo. Rồi một bữa cơm lúc buổi tối giá rét, mẹ con xúm quanh nồi, trong khi bên ngoài gió lạnh rít qua mái tranh.

Thạch Lam

Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào trước ý trả lời đúng.

Câu 1: Nguồn sống của gia đình bác Lê thu nhập từ: (mức 1-trắc nghiệm)

a. Ruộng của nhà bác Lê.

b. Đi làm mướn.

c. Đồng lương của bác Lê.

d. Đi xin ăn.

Câu 2: Chi tiết nói lên cảnh cơ cực, nghèo đói của gia đình bác Lê là: (mức 2-trắc nghiệm)

a. Ăn đói, mặc rách.

b. Nhà cửa lụp xụp.

b. Từ sáng đã ra cánh đồng kiếm con cua, con ốc.

d. Cả 3 ý trên đều đúng.

Câu 3: Trong câu “Bác Lê lo sợ vì không ai mướn làm việc gì nữa” quan hệ từ là: (mức 1-trắc nghiệm)

a. Vì

b. Gì

c. Làm

d. Không

Câu 4: Chủ ngữ trong câu: “mùa nực cũng như mùa rét, bác ta phải trở dậy đi làm mướn.” là: (mức 2-trắc nghiệm)

a. Mùa nực

b. Mùa rét

c. Bác ta

d. Bác ta phải trở dậy

Câu 5: Từ trái nghĩa với cực khổ là: (mức 2-trắc nghiệm)

a. Sung sướng

b. Siêng năng

c. Lười biếng

d. Cực khổ

Câu 6: Quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ chấm trong câu sau: “Học tập quả là khó khăn ……….. gian khổ” (mức 2 – trắc nghiệm)

a. Nhưng

b. Mà

c. Và

d. Thì

Câu 7: Em hãy nêu nguyên nhân dẫn đến gia đình Bác Lê nghèo đói. (mức 4- tự luận)

B. PHẦN VIẾT: (40 phút)

a. Viết chính tả: (2 điểm). (Mức 1 – hình thức khác)

GV đọc cho học sinh nghe viết, thời gian khoảng 15 phút.

Công nhân sửa đường

Bác Tâm, mẹ của Thư, đang chăm chú làm việc. Bác đi một đôi găng tay bằng vải rất dày. Vì thế, tay của bác y như tay một người khổng lồ. Bác đội nón, khăn trùm gần kín mặt, chỉ để hở mỗi cái mũi và đôi mắt. Tay phải bác cầm một chiếc búa. Tay trái bác xếp rất khéo những viên đá bọc nhựa đường đen nhánh vào chỗ trũng. Bác đập búa đều đều xuống những viên đá để chúng ken chắc vào nhau. Hai tay bác đưa lên hạ xuống nhịp nhàng.

b. Tập làm văn: (3 điểm). (Mức 3 – tự luận)

Tả một người thân trong gia đình em mà em yêu quý nhất.

Đáp án đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5

A. PHẦN ĐỌC

1. Đọc thành tiếng rành mạch, lưu loát, diễn cảm, tốc độ 110 tiếng/ phút: 1 điểm

2. Khoanh đúng mỗi câu từ câu 1- 6, mỗi câu được 0,5 điểm.

Kết quả là:

Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án b d a c a c

Câu 7: 1 điểm. Nguyên nhân dẫn đến gia đình Bác Lê nghèo đói là gia đình không có ruộng, đông con.

B. Phần viết:

1. Viết chính tả: (2 điểm).

Sai 1 lỗi (âm đầu, vần, thanh, viết hoa…) thì trừ 0,25 điểm. Bài viết không sai lỗi nào nhưng trình bày dơ, chữ viết cẩu thả thì trừ 0,25 điểm.

2. Tập làm văn: (3 điểm).

Yêu cầu chung: Viết được bài văn khoảng 20 dòng đúng thể loại, trình bày đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài). Biết chọn các chi tiết nổi bật về hình dáng và tính tình của người để tả. Nêu được cảm nghĩ đối với người mình tả. Biết dùng từ, đặt câu, ít sai lỗi chính tả.

Tuỳ mức độ, GV cho điểm theo các mốc: 3- 2,5- 2- 1,5- 1- 0,5

ĐỀ SỐ 5

I. Đọc thành tiếng (3 điểm)

1)- GV cho HS bốc thăm các đoạn đọc theo HD chấm. (Hướng dẫn học Tiếng Việt 5 tập 1 (mỗi em đọc 1 phút)

2) Trả lời câu hỏi theo nội dung bài đọc

II. Đọc thầm: (7 điểm)

RỪNG PHƯƠNG NAM

Rừng cây im lặng quá. Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình. Lạ quá, chim chóc chẳng nghe con nào kêu. Hay vừa có tiếng chim ở một nơi nào xa lắm, vì không chú ý mà tôi không nghe chăng?

Gió bắt đầu nổi rào rào cùng với khối mặt trời tròn đang tuôn ánh sáng vàng rực xuống mặt đất. Một làn hơi đất nhè nhẹ tỏa lên, phủ mờ những cây cúc áo, rồi tan dần theo hơi ấm mặt trời. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần biến đi.

Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng. Mấy con kì nhông nằm phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da lưng luôn luôn biến đổi từ xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa tím xanh…Con Luốc động đậy cánh mũi, rón rén bò tới. Nghe động tiếng chân con chó săn nguy hiểm, những con vật thuộc loài bò sát có bốn chân to hơn ngón chân cái kia liền quét chiếc đuôi dài chạy tứ tán, con núp chỗ gốc cây thì biến thành màu xám vỏ cây, con đeo trên tán lá ngái thì bến ra màu xanh lá ngái.

Thoắt cái, cả một khoảng rừng nguyên sơ đã trở lại vẻ tĩnh lặng. Con chó săn bỗng ngơ ngác, không hiểu các con vật trước mặt làm thế nào lại biến đi một cách nhanh chóng như vậy.

Theo ĐOÀN GIỎI

Hãy chọn ý trả lời đúng với các câu 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8

Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn thứ hai của bài (từ Gió bắt đầu nổi…đến…biến đi) tả cảnh rừng phương nam vào thời gian nào ?

A. Lúc ban trưa

B. Lúc ban mai

C. Lúc hoàng hôn

Câu 2 (1 điểm) Câu “Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình.” Muốn nói điều gì? Hãy viết câu trả lời của em:

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

Câu 3 (0,5 điểm). Tác giả tả mùi hoa tràm như thế nào?

A. Thơm ngan ngát, tỏa ra khắp rừng cây.

B. Thơm ngọt ngào, theo gió bay đi khắp nơi.

C. Thơm ngây ngất, phảng phất khắp rừng.

Câu 4 (0,5 điểm). Những con vật trong rừng biến đổi màu sắc để làm gì?

A. Để làm cho cảnh sắc của rừng thêm đẹp đẽ, sinh động.

B. Để phù hợp với màu sắc xung quanh và tự bảo vệ mình.

C. Để phô bày vẻ đẹp mới của mình với các con vật khác.

Câu 5 (0,5 điểm). Em hiểu “thơm ngây ngất” nghĩa là thơm như thế nào?

A. Thơm rất đậm, đến mức làm cho ta khó chịu.

B. Thơm một cách mạnh mẽ, làm lay động mọi vật.

C. Thơm một cách hấp dẫn, làm ta say mê, thích thú.

Câu 6 (0,5 điểm). Chủ ngữ trong câu: Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần biến đi.” Là những từ ngữ nào?

A. Phút yên tĩnh

B. Phút yên tĩnh của rừng ban mai

C. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần dần

Câu 7 (0,5 điểm) Câu nào dưới dây có dùng quan hệ từ?

A. Chim hót líu lo.

B. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần biến đi.

C. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất.

Câu 8 (1,0 điểm). Dòng nào dưới đây gồm các từ trái nghĩa với từ “im lặng”

A. Ồn ào, nhộn nhịp, đông đúc.

B. Ồn ào, náo nhiệt, huyên náo.

C. Ồn ào, nhộn nhịp, vui vẻ.

Câu 9 (1,0 điểm) Các từ in đậm trong câu “Gió bắt đầu nổi rào rào cùng với khối mặt trời tròn đang tuôn ánh sáng vàng rực xuống mặt đất.” Thuộc những từ loại gì?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Câu 10 (1,0 điểm) Em hãy thêm cặp quan hệ từ thích hợp vào câu văn sau:

“Nghe động tiếng chân con chó săn nguy hiểm, những con vật thuộc loài bò sát có bốn chân to hơn ngón chân cái kia liền quét chiếc đuôi dài chạy tứ tán.”

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

B/ Kiểm tra viết (10 điểm)

1/Chính tả. Nghe – Viết (2,0 điểm): Chuỗi ngọc lam (từ Pi-e ngạc nhiên …đến cô bé mỉm cười rạng rỡ, chạy vụt đi)

2/ Tập làm văn: (8,0 điểm) Em hãy tả một người mà em yêu quý nhất.

Đáp án Đề kiểm tra học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5

TT ĐÁP ÁN   ĐIỂM
 

Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi.

(3,0 điểm)

Đọc đúng tốc độ, đúng tiếng, đúng từ. Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu. Trả lời đủng câu hỏi theo nội dung bài   (3 điểm)
Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng. Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ, trả lời câu hỏi chưa đủ ý   (2,5 điểm)
Đọc sai từ 5 đến 7 tiếng. Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 đến 5 chỗ, chưa trả lời đúng câu hỏi   (2,0 điểm)
Đọc sai từ 8 tiếng trở lên. Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 6 chỗ trở lên, chưa trả lời được câu hỏi   (1,0 điểm)

 

 

Còn lại tùy mức độ mà Gv cho điểm cho phù hợp  
 

Đọc hiểu

(7,0 điểm)

Đáp án:

Câu 1:

B. Lúc ban mai

Câu 2: Câu “Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình.” Cho thấy Rừng Phương Nam rất yên tĩnh

Câu 3: C. Thơm một cách hấp dẫn, làm ta say mê, thích thú.

Câu 4:

B. Để phù hợp với màu sắc xung quanh và tự bảo vệ mình.

Câu 5:

C. Thơm một cách hấp dẫn, làm ta say mê, thích thú.

Câu 6: B. Phút yên tĩnh của rừng ban mai

Câu 7: B.Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần biến đi.

Câu 8:

B. Ồn ào, náo nhiệt, huyên náo.

Câu 9: Mặt trời (danh từ), tuôn (động từ) vàng rực (tính từ)

Câu 10:

 nghe động tiếng chân con chó săn nguy hiểm nên những con vật thuộc loài bò sát có bốn chân to hơn ngón chân cái kia liền quét chiếc đuôi dài chạy tứ tán. (1đ)

   

 

(0,5 điểm)

 

(1,0 điểm)

 

(0,5điểm)

 

(0,5điểm)

 

(0,5 điểm)

 

(0,5 điểm)

 

(0,5 điểm)

 

1,0 điểm)

 

(1,0 điểm)

(1,0 điểm)

Chính tả

 

(2 điểm)

Bài viết không mắc lỗi, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp   (2,0 điểm)
Sai 6 lỗi (phụ âm đầu, vần, thanh…). chữ chưa đẹp   (1,5 điểm)
Sai 7 lỗi (phụ âm đầu, vần, thanh…), trình bày bẩn, chữ chưa đẹp   (1,0 điểm)
Sai 8 lỗi trở lên (phụ âm đầu, vần, thanh…), trình bày bẩn, chữ chưa đẹp   (0,5 điểm)
 

Tập làm văn

(8 điểm)

– Viết được bài văn tả cảnh đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu đã học; độ dài bài viết từ 15 câu trở lên.

– Bài viết biết sử dụng các từ ngữ sinh động, gợi tả, gợi cảm

– Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.

– Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.

  (8,0 điểm)
– Viết được bài văn tả tả cảnh đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu đã học; độ dài bài viết từ 12 câu trở lên.

– Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.

  (7,0 điểm)
– Viết được bài văn tả tả cảnh đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu đã học; độ dài bài viết từ 10 câu trở lên.   6,0 điểm
– Viết được bài văn tả tả cảnh đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu đã học.   5,0 điểm
– Viết được đủ các phần của bài văn tả tả cảnh nhưng chưa hay.   4,0điểm

Ma trận đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5

Mạch kiến thức,

kĩ năng

Số câu và số điểm Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng
TN

KQ

TL HTK TN

KQ

TL HT

K

TN

KQ

TL HT

K

TN

KQ

TL HT

K

TN

KQ

TL HT khác
1. Kiến thức tiếng Việt, văn học Số câu 2 1 1 1 3 2
Câu số 6,7 8 9 10
Số điểm 1,0 1,0 1,0 1,0 2,0 2,0
 

 

2. Đọc

a) Đọc thành tiếng Số câu 1 1 2
Câu số 1 2
Số điểm 2,0 1,0 3,0
b) Đọc hiểu Số câu 2 2 1 4 1
Câu số 1,3 4,5 2
Số điểm 1 1,0 1,0 2,0 1,0
 

 

 

 

3. Viết

 

 

Chính tả

Số câu 1 1
Câu số 1
Số điểm 2,0 2,0
Đoạn bài Số câu 1 1
Câu số 2
Số điểm 8,0 8,0
 

 

 

Tổng

Số câu 4 1 2 1 2 1 2 1  

7

4 3
Số điểm 2 2 1 1 3 1 9 1  

4

11 5

 

=====@@@=====

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button