Đeo kính áp tròng có tốt không
- ĐEO KÍNH ÁP TRÒNG CÓ TỐT KHÔNG?
Đeo kính áp tròng rất an toàn cho đôi mắt của bạn nhé. Nó giúp mắt bạn nhìn rõ hơn thay vì đeo kính cận. Tuy nhiên, việc đeo kính áp tròng có thể gây hại cho mắt nếu bạn đeo quá lâu, không vệ sinh hoặc đeo không đúng cách.
Việc đeo kính áp tròng giúp mắt bạn không bị dại và lờ đờ như khi sử dụng kính gọng, nhưng đeo như thế nào là an toàn và không hại mắt?
Cùng vieclam24.vn tìm hiểu về cách đeo kính áp tròng cận thế nào cho an toàn nha!
CÁCH ĐEO KÍNH ÁP TRÒNG KHÔNG HẠI MẮT
Khi đi dự tiệc hay event, chắc hẳn bạn không thể vác theo cặp kính dày cộp, đã bỏ công makeup xinh đẹp, sao lại để mình bị lu mờ vì một cặp kính?
Cùng xem qua hướng dẫn cách đeo kính áp tròng mà không hại mắt nhé:
- Bước 1: Rửa tay thật sạch trước khi đeo
- Bước 2: Mở vỉ đựng kính & lấy kính vào khay
- Bước 3: Đổ dung dịch ngâm kính áp tròng mới vào khay. Lần đầu sử dụng nên ngâm 4-6 giờ trước khi đeo.
- Bước 4: Nhỏ mắt để sát khuẩn và tẩy bụi.
- Bước 5: Trước khi đeo, vẩy nhẹ để kính không đọng nước, đặt kính lên đầu ngón tay trỏ sao cho vành kính không bị dính vào tay.
- Bước 6: Phân biệt đúng mặt lens để đeo.
- Bước 7: Kéo hai mi mắt bằng 2 ngón tay giữa. Sau đó đưa kính lên mắt, ngước mắt lên trên. Khi đeo không được chớp mắt (tập trung nhìn vào 1 điểm), áp kính vào mắt, kính sẽ tự hút vào mắt.
- Bước 8: Nhắm mắt lại, massage mí trên và mí dưới. Sau đó nhỏ mắt để sát khuẩn.
- Bước 9: Thực hiện tương tự như mắt còn lại.
Video hot girl Lilly Luta hướng dẫn đeo kính áp tròng ♥
Lưu ý :
- Nếu bạn cận lệch độ, chú ý trên nắp khay đựng lens có chữ L (Left – Trái), và R (Right – Phải). Chỉ cần để lens vào đúng bên là được.
- Nên hạ xuống 0,25 – 0,5 độ so với độ đeo kính để tránh bị choáng khi đeo lens. Nhưng bạn cần cung cấp rõ độ cận (và loạn, nếu có) để được tư vấn kỹ hơn nha!
NHỮNG LƯU Ý KHI ĐEO KÍNH ÁP TRÒNG ĐỂ KHÔNG GÂY HẠI CHO MẮT
Kính áp tròng không những được yêu thích bởi các bạn trẻ, mà còn rất được lòng giới văn phòng, vận động viên thể thao, diễn viên,.. vì mang tính thẩm mĩ và vô cùng tiện lợi. Thế nhưng, bạn cần chú ý đến những vấn đề sau khi đeo lens:
- Với những bạn đeo kính áp tròng lần đầu, bạn chỉ nên đeo 2 tiếng/ngày, và tăng dần vào những ngày sau đó để mắt dễ dàng thích nghi với kính áp tròng hơn.
- Cần đeo kính áp tròng đúng theo thời gian quy định của từng loại lens để tránh những mối nguy hại cho mắt như đỏ mắt, cộm mắt, khô mắt.
- Nên đeo kính áp tròng từ 6-8h/ngày đối với kính áp tròng được làm từ chất liệu Polyhema và 12-24h/ngày đối với lens Silicone Hydrogel.
- Nên ngâm kính áp tròng và nhỏ mắt trước khi đeo.
- Nếu cận lệch độ, chú ý trên nắp khay đựng kính áp tròng có chữ L (Left – Trái), và R (Right – Phải). Chỉ cần để kính áp tròng vào đúng bên là được.
- Nên hạ xuống 0,25 – 0,5 độ so với độ đeo kính để tránh bị choáng khi đeo kính áp tròng. Nếu vừa cận vừa loạn thì không cần hạ độ cận, nhưng trường hợp này bạn cần cung cấp rõ độ để được tư vấn kỹ hơn nha!
- Cần chuẩn bị thêm kính mát nếu đeo kính áp tròng để đi xe, kính sẽ giúp chắn bụi và chắn gió, mắt sẽ đỡ khô hơn nè.
- Khi bóc kính áp tròng ra từ lọ/vỉ, nên ngâm kính áp tròng ít nhất 4 tiếng bằng dung dịch ngâm để loại trừ chất bảo quản có trong nước từ lọ/vỉ kính áp tròng.
- Sau mỗi lần đeo kính áp tròng, nên thay nước ngâm mới, luôn giữ cho nước ngâm sạch & trong, vì nếu có bụi bẩn bám lại, kính áp tròng sẽ rất dễ bị trầy, lúc này đeo sẽ rất cộm.
- Trong trường hợp không dùng kính áp tròng mỗi ngày, chú ý thay nước ngâm kính áp tròng cách ngày để đảm bảo vệ sinh.
- Trong quá trình đeo kính áp tròng, nên nhỏ mắt thường xuyên bằng nước nhỏ mắt chuyên dụng, tránh để kính áp tròng và mắt bị khô, việc này cũng giúp kéo dài tuổi thọ của kính áp tròng.
- Trước khi đeo kính áp tròng vào mắt, nên nhỏ mắt, hoặc nhỏ vào kính áp tròng 1 giọt để giữ ẩm, giúp kính áp tròng dễ bám vào mắt hơn.
- Trong khi đeo, nên thường xuyên nhỏ mắt để giữ ẩm cho cả mắt và kính áp tròng, vì nếu để quá khô thì mắt sẽ dễ bị ngứa, mỏi, khó chịu, đồng thời kính áp tròng cũng sẽ dễ rơi ra khỏi mắt vì thiếu ẩm.
- Sau khi tháo kính áp tròng, nhỏ thêm 1-2 giọt mỗi bên để cấp ẩm lại cho mắt. Lúc này có thể nhỏ các loại thuốc dưỡng mắt khác.
- Chú ý: Tuyệt đối không được tự ý sử dụng nước nhỏ mắt khác. Phải dùng nước nhỏ mắt chuyên dụng dành cho kính áp tròng.
- Không được bỏ qua việc nhận biết đúng mặt kính áp tròng, cần phải nắm rõ bước này để hạn chế tối đa tổn thương mắt.
- Không sử dụng chung kính áp tròng với người khác để đảm bảo an toàn cho mắt. Có một số trường hợp bệnh lý về mắt của người A rất có thể ảnh hưởng sang người B nếu dùng chung.
- Không mang kính áp tròng khi đi bơi (xuống nước), hay tiếp xúc quá gần với nơi/vật có nhiệt độ cao (khi đi ăn đồ nướng, lẩu,..).
- Nếu mang kính áp tròng khi trời mưa, hạn chế không để nước mưa rơi vào mắt vì lúc này sẽ rất rát mắt (nước mưa có axit và bụi bẩn,..). Không đi ra ngoài trời khi trời mưa lớn.
- Nếu có bụi rơi vào mắt, chớp mắt nhẹ nhàng, bụi sẽ tự rơi ra, tuyệt đối không được dụi vì sẽ làm trầy giác mạc.
- Nếu không có dụng cụ đeo kính áp tròng, bạn cần rửa tay thật kỹ và không để móng tay tiếp xúc với kính áp tròng, chỉ dùng phần thịt ở đầu ngón tay để đeo/tháo kính áp tròng (tránh làm trầy giác mạc hay rách kính áp tròng).
- Đừng bỏ qua bước nhỏ mắt, nước nhỏ có thể giúp làm sạch mắt nếu vô tình có bụi rơi vào. Đồng thời cân bằng ẩm cho cả mắt và kính áp tròng nữa.
- Nếu bạn cảm thấy mắt cộm như có bụi rơi vào, nên lập tức thay nước ngâm mới và bóc kính áp tròng ra rửa lại thật kỹ, có thể rửa bằng máy rửa kính áp tròng, trong trường hợp không có máy rửa kính áp tròng, rửa sạch tay, cho một ít dung dịch ngâm vào lòng bàn tay, chà sát 2 lòng bàn tay để rửa kính áp tròng.
- Tuyệt đối không rửa bằng xà bông – kính áp tròng sẽ không sử dụng được nữa, vì trong nước ngâm đã có tính năng sát khuẩn kính áp tròng rồi bạn nhe.
- Nếu đeo kính áp tròng nhưng cảm thấy không áp vào tròng đen, khi bạn liếc mắt qua lại, kính áp tròng không di chuyển theo tròng đen mà đứng im, hay bị cộm hoặc hơi rát mắt, lúc này mặt kính áp tròng đã bị trái, lập tức lấy kính áp tròng ra và trở kính áp tròng lại mặt phải.
- Nên đeo kính áp tròng trước khi makeup, nếu bột phấn có lỡ rơi vào mắt, nhẹ nhàng lấy tăm bông chặm và lấy bụi ra, đồng thời nhỏ mắt, tránh làm nước nhỏ chảy ra ngoài sẽ làm trôi lớp makeup.
- Có trường hợp mặc dù đã nhỏ mắt trước khi đeo, thay nước ngâm cách ngày, nhưng khi đeo vào mắt vẫn hơi rát và chảy nước mắt. Lúc này bạn nhắm mắt lại tầm 15s, sau đó mở ra và nhỏ mắt thêm 1 lần nữa, mắt sẽ dịu, không rát hay chảy nước mắt nữa.
- Nếu vẫn còn cay, bạn lấy kính áp tròng ra cho mắt nghỉ một chút, đồng thời lặp lại như bước đầu.