Tin Tức

Nồng độ cồn bao nhiêu thì bị phạt?

Nồng độ cồn bao nhiêu thì bị phạt? Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP đã quy định các mức phạt đối với hành vi uống bia rượu tham gia giao thông. Từ khi thực hiện nghiêm ngặt Nghị định này, số vụ tai nạn đã có dấu hiệu giảm dần bởi người dân đã ý thức được trách nhiệm phải tuân thủ pháp luật. Mời bạn đọc tham khảo quy định chi tiết trong bài viết của vieclam24.vn sau đây.

Trước đây, tình trạng người lái xe uống rượu bia tham gia giao thông không còn gì xa lạ, đặc biệt là những dịp lễ tết. Mỗi năm, số vụ tai nạn giao thông do bia rượu chiếm con số lớn và tăng dần chứ không có dấu hiệu giảm. Đây là tình trạng rất báo động vì bia rượu gây ra nhiều cái chết thương tâm và hệ lụy, đau khổ cho nhiều gia đình.

1. Nồng độ cồn bao nhiêu thì bị phạt?

Điều 8 VBHN 15/VBHN-VPQH về Luật Giao thông đường bộ, điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn là hành vi bị nghiêm cấm.

Do đó, chỉ cần trong hơi thở/máu của bạn có cồn thì không kể nồng độ bao nhiêu (dù chỉ 0,01) bạn đều đã vi phạm quy định tham gia giao thông đường bộ và sẽ bị phạt theo các mức phạt tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Được biết mức phạt với hành vi lái xe sau khi sử dụng chất có nồng độ cồn được nâng mức phạt lên hằng năm. Mức phạt đối với các phương tiện hiện tại đã là một số tiền không nhỏ để nhằm răn đe người vi phạm. Từ năm 2019 sau khi ban hành Nghị định cụ thể về mức xử phạt với hành vi sử dụng nồng độ cồn khi lái xe thì người dân đang ngày càng nhận ra mối nguy hiểm của việc sử dụng nồng độ cồn.

2. Nồng độ cồn dưới 0.25 phạt bao nhiêu?

Phương tiện Mức phạt tiền Hình phạt bổ sung
Xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng
Xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng
Máy kéo, xe máy chuyên dùng (sau đây gọi chung là xe) 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 10 tháng đến 12 tháng
Xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác 80.000 đồng đến 100.000 đồng Không

 

Như vậy khi nồng độ cồn dưới 0,25 miligam/1 lít khí thở thì tùy loại phương tiện bạn điều khiển mà bạn sẽ phải chịu các mức phạt như trên.

3. Nồng độ cồn dưới 0.4 phạt bao nhiêu?

Phương tiện Mức phạt tiền Hình phạt bổ sung
Xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng
Xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
Máy kéo, xe máy chuyên dùng (sau đây gọi chung là xe) 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 16 tháng đến 18 tháng
Xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác 200.000 đồng đến 400.000 đồng Không

Như vậy khi nồng độ cồn đạt 0,4 miligam/1 lít khí thở thì tùy loại phương tiện bạn điều khiển mà bạn sẽ phải chịu các mức phạt như trên.

4. Nồng độ cồn trên 0,4 miligam/1 lít khí thở?

Phương tiện Mức phạt tiền Hình phạt bổ sung
Xe ô tô và các loại phương tiện tương tự ô tô Phạt tiền từ 30.000.000 đến 40.000.000 đồng Tước bằng lái xe 22 đến 24 tháng
Xe gắn máy và phương tiện tương tự xe gắn máy Phạt tiền từ 6.000.000 đến 8.000.000 đồng
Xe đạp và các loại phương tiện tương tự xe đạp Phạt tiền từ 600.000 đến 800.000 đồng Không

Các phương tiện sẽ căn cứ vào hành vi vi phạm mà bị xử lý theo đúng quy định pháp luật.

5. Phạt bao nhiêu khi vượt quá nồng độ cồn cho phép?

Để tìm hiểu thêm các mức phạt, hình phạt cụ thể mời các bạn đọc bài Quy định về nồng độ cồn

6. Cách tính mức phạt tiền khi vi phạm nồng độ cồn

Theo quy định tại Điều 23 VBHN 09/VBHN-VPQH về Luật Xử lý vi phạm hành chính: Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt.

Ví dụ: Lỗi của bạn có khung từ 3-5 triệu thì các bạn sẽ bị phạt 4 triệu nếu không có tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng. Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì có thể được giảm mức phạt xuống còn 3 triệu đồng.

7. Làm gì khi nồng độ cồn vượt mức cho phép?

Khi đã bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe kiểm tra nồng độ cồn, nếu trong hơi thở của bạn có nồng độ cồn thì bạn sẽ phải nộp phạt theo các mức tại mục 2,3,4 của bài này. Các bạn nên tích cực phối hợp, nhận lỗi để được hưởng tình tiết giảm nhẹ, từ đó giảm nhẹ mức phạt tiền. Nghị định 100 quy định các mức phạt khá cao đối với hành vi “Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ”, nên các bạn đừng dại mà “chống chế” nhé.

Trường hợp các bạn vừa rời cuộc nhậu thì các bạn nên gọi taix, grab… để di chuyển chứ đừng tự lái xe để tránh bị phạt. Đôi khi việc uống trà giải rượu hay đi dạo cho “vơi bớt” mùi rượu không thể giúp nồng độ cồn trong hơi thở của bạn quay về số 0 nên đừng lái xe khi đã uống rượu bia để đảm bảo an toàn cho bản thân và “ví tiền”.

8. Lái xe sau khi uống rượu bia bị phạt cao nhất bao nhiêu tiền?

Mức phạt đối với hành vi uống rượu bia khi lái xe sẽ được xử phạt theo chỉ số nồng độ cồn được đo bởi CSGT. Đối với người đi xe ô tô có thể bị phạt tới 40.000.000 đồng, người đi xe máy có thể bị phạt tới 8.000.000 đồng, người điều khiển xe máy kéo bị phạt tới 18.000.000 đồng và phạt tới 600.000 đồng với xe đạp. Sau đây, Hoatieu.vn xin đề cập đến mức phạt cao nhất của hành vi này đối với các phương tiện theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

– Người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

– Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy: Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

– Người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng (sau đây gọi chung là xe) vi phạm quy tắc giao thông đường bộ: Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

– Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ: Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

9. Nồng độ cồn bao nhiêu thì bị giữ xe?

Theo quy định tại Điểm a Khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) đối với những hành vi vi phạm.

Khi CSGT tiến hành cho người điều khiển phương tiện thổi nồng độ cồn, nồng độ cồn được đề cập sau đây sẽ là căn cứ để áp dụng quy định tạm giữ xe:

+ Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

+ Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

+ Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

+ Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

Như vậy, khi tiến hành đo nồng độ cồn mà chỉ số tối thiểu chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở hoặc vượt quá mốc 0,25 miligam/1 lít khí thở thì người điều khiển phương tiện giao thông ngoài bị phạt tiền, còn có thể bị tạm giữ phương tiện.

Chúc bạn đọc có 1 ngày thật vui vẻ @@@

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button