Tiền lương có được coi là tài sản riêng không
Tiền lương có được coi là tài sản riêng không
Tài sản riêng trong hôn nhân
- 1. Xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng
- Thế nào là Tài sản chung của vợ chồng?
- Tài sản riêng của vợ chồng là gì?
- 2. Tiền lương có được coi là tài sản riêng?
- 3. Tiền lương có phải là tài sản chung?
- 4. Tiền lương của chồng có phải là tiền của vợ không?
- 5. Lương có phải tài sản chung trong thi hành án?
Tài sản là những vật chất hữu hình tồn tại song song cuộc sống của chúng ta để có thể đảm bảo duy trì đời sống hàng ngày. Trong hôn nhân, tài sản riêng vẫn có thể được phân chia trước để tránh những rắc rối về sau nếu có sự thỏa thuận vợ chồng. Vậy lương có phải tài sản riêng không? Bài viết này vieclam24.vn sẽ giúp bạn có câu trả lời.
1. Xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng
Tài sản chung của vợ chồng là những vật, lợi ích vật chất được làm, phát sinh và đóng góp chung trong thời kỳ hôn nhân, thuộc sở hữu chung của vợ chồng.
Theo quy định tại Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì tài sản chung của vợ chồng bao gồm:
- Tài sản do vợ, chồng tạo ra
- Thu nhập do lao động
- Hoạt động sản xuất, kinh doanh
- Hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng
- Thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân
- Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có sau khi kết hôn (trừ trường hợp được thừa kế, tặng cho riêng).
Tài sản riêng của vợ chồng là gì?
Tài sản riêng là những tài sản vật chất, lợi ích vật chất.. không thuộc nhóm tài sản chung của vợ và chồng, được quy định tại Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình 2014.
Theo quy định tại Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì tài sản riêng của vợ chồng bao gồm:
- Tài sản có trước khi kết hôn
- Tài sản được thừa kế riêng, tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân
- Tài sản được chia riêng theo thảo thuận vợ chồng
- Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu mà pháp luật quy định thuộc sở hữu riêng
- Tài sản được hình thành từ tài sản riêng, hoa lợi lợi tức từ tài sản riêng của vợ chồng.
2. Tiền lương có được coi là tài sản riêng?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Như vậy, lương là tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra, là thu nhập do lao động, thuộc nhóm tài sản chung của vợ chồng.
Do đó, lương là tài sản chung của vợ chồng chứ không phải là tài sản riêng như mọi người vẫn thường nghĩ.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì tiền lương là thu nhập do lao động trong thời kỳ hôn nhân thì sẽ là tài sản chung của cả hai vợ chồng.
Do vậy, tiền lương chính là tài sản chung của vợ chồng.
4. Tiền lương của chồng có phải là tiền của vợ không?
Tiền lương của chồng có phải là tiền của vợ không là câu hỏi được rất nhiều bà vợ quan tâm khi chồng bắt vợ ở nhà chăm con để chồng đi làm.
Thực chất, tiền lương theo quy định tại Khoản 1 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì tiền lương là thu nhập do lao động. Vì vậy, tiền lương của chồng cũng là tiền của vợ.
5. Lương có phải tài sản chung trong thi hành án?
Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động… Do đó, lương là tài sản chung của vợ và chồng.
Thu nhập từ lương của vợ hoặc chồng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng. Tuy nhiên, khoản tiền lương của vợ hoặc chồng trở thành tài sản chung của vợ chồng phải xác định kể từ thời điểm vợ hoặc chồng nhận được lương (tức là khoản tiền lương thực nhận tính đến thời điểm mà họ có được). Vì thế, khi có khoản tiền này thì Chấp hành viên mới có cơ sở xác định phần tài sản tài riêng của vợ, chồng.
Đối với tài sản thuộc quyền sở hữu chung của vợ, chồng thì Chấp hành viên xác định phần sở hữu của vợ, chồng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình và thông báo cho vợ, chồng biết. Trường hợp vợ hoặc chồng không đồng ý thì có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án phân chia tài sản trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày phần sở hữu được Chấp hành viên xác định.
Hết thời hạn trên, đương sự không khởi kiện thì Chấp hành viên tiến hành xử lý tài sản và thanh toán lại cho vợ hoặc chồng của người phải thi hành án giá trị phần tài sản thuộc quyền sở hữu của họ. Đối với tài sản chung chia được thì Chấp hành viên áp dụng biện pháp cưỡng chế phần tài sản tương ứng với phần sở hữu của người phải thi hành án.
Do đó, khi vợ, chồng chưa nhận lương thì chưa có cơ sở xác định phần tài sản của vợ, chồng trong khoản lương đó. Pháp luật về thi hành án dân sự hiện nay chỉ quy định biện pháp cưỡng chế trừ vào thu nhập của người phải thi hành án (trong đó có thu nhập từ lương của người phải thi hành án) mà không quy định cưỡng chế trừ vào thu nhập của vợ hoặc chồng của người phải thi hành án.
Vì vậy, Chấp hành viên không áp dụng biện pháp cưỡng chế trừ vào thu nhập của vợ hoặc chồng không phải là người phải thi hành án. Tuy nhiên, nếu vợ hoặc chồng có thu nhập từ hưởng lương cao thì Chấp hành viên có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế khác nếu xác định được phần tài sản của vợ hoặc chồng trong khối tài sản của hai vợ chồng có được từ thu nhập của vợ hoặc chồng của người bị thi hành án.
Vì vậy, lương có thể có hoặc không là tài sản chung trong thi hành án.