Đi xe ngược chiều bị giam GPLX bao nhiêu ngày
Đi xe ngược chiều bị giam GPLX bao nhiêu ngày.
Tuân thủ Luật an toàn giao thông là trách nhiệm bắt buộc của mọi người. Việc tuân thủ Luật an toàn giao thông không chỉ giúp bảo vệ an toàn tính mạng bản thân cũng như người đi đường. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp vi phạm phổ biến như: Đi xe ngược chiều. Vậy Đi xe ngược chiều bị giam GPLX bao nhiêu ngày?
Thứ nhất: xử phạt hành chính, về xử phạt vi phạm hành chính với lỗi điều khiển xe máy “đi ngược chiều”, theo quy định tại Khoản 5, Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì sẽ bị xử phạt:
5. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;
Thứ hai tạm giam giấy phép lái xe
Điểm b Khoản 10 Điều 6 có quy định như sau:
10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, diểm e, diểm i khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
Mức bồi thường thiệt hại khi đâm người đi ngược chiều?
Theo quy định của Bộ luật dân sự thì nếu như có sự thiệt hại về tài sản hay thiệt hại về sức khỏe thì trách nhiệm bồi thường như sau:
Điều 589, Bộ luật dân sự năm 2015 Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm, trong trường hợp tài sản bị xâm phạm thì thiệt hại được bồi thường bao gồm:
1. Tài sản bị mất;
2. Tài sản bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng;
3. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản;
4. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
Điều 590. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm
1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.
d) Thiệt hại khác do luật quy định….
Tuy nhiên trong trường hợp này sau khi có kết luận của cơ quan công an nếu hoàn toàn không phải do lỗi của bị hại thì dựa trên những thiệt hại do lỗi của ai người đó sẽ phải bồi thường
@@@