Định nghĩa từ láy là gì? Từ ghép là gì | Phân biệt từ láy từ ghép
Định nghĩa từ láy là gì? Từ ghép là gì | Phân biệt từ láy từ ghép Sưu tầm từ láy Tiếng Việt. Từ láy được biết đến là một dạng đặc biệt của từ phức, chúng được cấu tạo bởi 2 tiếng trở lên và thường có điệp vần nhau ở đâm đầu, âm cuối, vần hay cả âm đầu và âm cuối. Đặc biệt, từ láy thường chỉ có 1 từ có nghĩa hoặc không có từ nào có nghĩa nếu khi đứng một mình.
Định nghĩa từ láy là gì? Từ ghép là gì | Phân biệt từ láy từ ghép giúp các bạn phân biệt được từ láy với từ ghép. Trong bài viết này vieclàm 24.vn sẽ chia sẻ cho các bạn tìm hiểu định nghĩa từ láy, định nghĩa từ ghép để các bạn nắm rõ hơn về từ láy và từ ghép. Từ láy rất quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Tuy nhiên, nhiều người không hiểu rõ định nghĩa từ láy là gì nên thường bị nhầm lẫn với từ ghép dẫn đến dùng sai. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm được từ láy là gì, từ ghép là gì, cách phân biệt từ láy với từ ghép, mời các bạn tham khảo
Định nghĩa từ láy
Từ láy là gì?
Việc nắm rõ định nghĩa từ láy cũng như cấu tạo của từ láy sẽ giúp bạn phân biệt được từ láy với các dạng từ khác.
Công dụng của từ láy
Có thể được cấu tạo từ những tiếng không có ý nghĩa, nhưng khi chúng đứng bên cạnh nhau, được ghép với nhau thì lại tạo thành một từ có nghĩa.
Từ láy được dùng để nhấn mạnh, miêu tả hình dạng, tâm trạng, tâm lý, tinh thần, tình trạng… của người, sự vật hiện tượng.
Phân loại từ láy
Từ láy là các từ có thể giống nhau chỉ vần hoặc chỉ âm, hoặc có thể giống nhau hoàn toàn về âm và vần, chính vì vậy từ láy được chia làm 2 loại:
Từ láy toàn bộ
Là những từ có các tiếng lặp lại cả âm và vần.
Ví dụ: ào ào, luôn luôn, xa xa, dành dành, xanh xanh, hằm hằm, khom khom…
Một số từ láy có tiếng thay đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối, để tạo sự hài hoà về âm thanh.
Ví dụ: ngoan ngoãn, thoang thoảng, thăm thẳm, lanh lảnh, ngồn ngộn…
Từ láy bộ phận
Láy âm: là những từ có phần âm lặp lại nhau.
Ví dụ: da dẻ, lấp lánh, thấp thỏm, xinh xắn, gầm gừ, kháu khỉnh, ngơ ngác…
Láy vần: là những từ có phần vần lặp lại nhau.
Ví dụ: lờ đờ, chênh vênh, càu nhàu, liêu xiêu, bồi hồi, cheo leo, bứt rứt…
Định nghĩa từ ghép
Từ ghép là gì?
Nắm được định nghĩa từ ghép là gì giúp các bạn sử dụng câu từ trong tiếng Việt chuẩn hơn, hiểu rõ về ngữ nghĩa của từ và không nhầm lẫn từ ghép với các dạng từ khác.
Công dụng của từ ghép
Từ ghép có tác dụng giúp xác định chính xác từ ngữ cần sử dụng trong câu văn và lời nói giúp cho câu văn hoàn chỉnh hơn về mặt ngữ nghĩa.
Phân loại từ ghép
Từ ghép được chia thành hai loại chính: Từ ghép chính phụ và Từ ghép đẳng lập
Từ ghép chính phụ
Là từ mà trong đó tiếng đứng đầu tiên là từ chính, và từ theo sau gọi là từ phụ. Từ chính có vai trò thể hiện ý chính, còn từ phụ đi kèm có tác dụng bổ sung ý nghĩa cho từ chính. Nhìn chung, nghĩa của từ ghép chính phụ thường hẹp.
Ví dụ: sân bay, tàu hỏa, hoa hồng, xanh lòe, đỏ hoe…
Từ ghép đẳng lập
Trong từ ghép đẳng lập, hai từ có vị trí và vai trò ngang nhau, không phân biệt từ chính và từ phụ. Thông thường, với từ ghép đẳng lập thì nghĩa sẽ rộng hơn so với từ chép chính phụ.
Ví dụ: nhà cửa, ông bà, bố mẹ, cỏ cây, quần áo, sách vở, bàn ghế…
Cách phân biệt từ ghép và từ láy
Tiếng Việt vốn phong phú và đa dang, tuy nhiên cũng khá phức tạp trong cấu tạo và ngữ nghĩa của từ. Bên cạnh đó, tiếng việt cũng có sự chuyển hóa giữa từ ghép sang từ láy âm. Vì vậy, phân biệt từ ghép và từ láy là việc không đơn giản. Tuy vậy, có một số cách giúp chúng ta phân định, nhận diện và phân biệt giữa từ ghép và từ láy, cụ thể như sau.
Phân loại từ láy từ ghép theo phương thức cấu tạo
Vậy nên, để giúp các bé có thể phân biệt được từ ghép và từ láy khi học tiếng Việt lớp 4 thì dưới đây là một số tiêu chí đơn giản nhất:
Tiêu chí | Từ ghép | Từ láy |
Định nghĩa | Từ ghép thường được tạo nên từ hai tiếng trở lên và chúng đều có nghĩa. | Từ láy là những từ cũng được tạo nên từ 2 tiếng, nhưng những âm đầu hoặc vần của chúng phải giống nhau. |
Nghĩa của từ tạo thành | Nghĩa của từ tạo thành khi các từ đó đều phải có nghĩa.
Ví dụ: “Đất nước” => Cả Đất và nước đều có ý nghĩa riêng, để khi tạo thành từ ghép mang ý nghĩa chỉ một quốc gia, lãnh thổ. |
Từ láy có thể được tạo thành từ 1 từ có nghĩa, hay không có từ nào có nghĩa cũng được.
Ví dụ: “Mênh mông” được tạo thành bởi cả hai từ không có nghĩa. Nhưng khi ghép lại được hiểu là sự bao la, rộng lớn. Hoặc “Xinh xắn”, được tạo nên từ từ “xinh” có nghĩa là miêu tả vẻ đẹp, còn từ “xắn” không có nghĩa. Khi ghép lại được hiểu là một sự xinh đẹp. |
Nghĩa của từ khi đảo vị trí các tiếng | Khi đổi vị trí các tiếng trong từ ghép thì chúng vẫn có nghĩa.
Ví dụ như: “ngất ngây”, khi đảo vị trí thành “ngây ngất” thì từ vẫn có nghĩa. |
Từ láy khi đảo trật tự các tiếng trong từ sẽ không còn nghĩa.
Ví dụ: Từ “ngơ ngác” , khi đổi vị trí thành “ngác ngơ” hoàn toàn không có nghĩa gì. |
Có thành phần Hán Việt | Nếu trong câu có thành phần Hán Việt chính là từ ghép.
Ví dụ: Ở từ “tử tế” nếu nhìn sẽ tưởng là từ láy điệp âm đầu “t” nhưng vì có từ “tử” là từ Hán Việt nên đây là từ ghép. |
Nếu trong câu có thành phần Hán Việt thì đây không phải là từ láy. |
Với những kiến thức hữu ích trên đây về định nghĩa từ đơn, từ láy, từ ghép là gì, hi vọng đã đem đến cho bạn những kiến thức bổ ích phục vụ cho quá trình nghiên cứu và học tập.
Bài tập phân biệt từ láy từ ghép
Câu 1. Cho đoạn văn sau:
Tôi đi đứng oai vệ. Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy các khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu. Cho ra kiểu cách con nhà võ. Tôi tợn lắm. Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm. Khi tôi to tiếng thì ai cũng nhịn, không ai đáp lại. Bởi vì quanh quẩn, ai cũng quen thuộc mình cả.
Không nói, có lẽ họ nể hơn là sợ. Nhưng tôi lại tưởng thế là không ai dám ho he. Ấy vậy, tôi cho là tôi giỏi.
a. Em hãy tìm các từ phức có trong đoạn văn trên.
b. Xếp các từ phức vừa tìm được ở câu a thành 2 nhóm: từ ghép, từ láy.
c. Xếp các từ láy vừa tìm được ở câu b vào 2 nhóm: từ láy âm đầu, từ láy vần.
Câu 2. Các từ sau đây, từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy? Dựa vào đâu để phân biệt như thế?
học hành, thong thả, gấp gáp, đi đứng, thấp thỏm
Câu 3.
a. Tìm 3 từ láy âm đầu bằng đầu bằng “l”
b. Tìm 3 từ láy vần có “ung”
Câu 4. Đặt 2 câu với từ em đã tìm được ở câu 3.b.
Đáp án chi tiết:
Câu 1.
a. Các từ phức: đi đứng, oai vệ, bước đi, dún dẩy, khoeo chân, chiếc râu, nhà võ, cà khịa, bà con, quanh quẩn, quen thuộc, ho he.
b. Phân loại:
- Từ ghép: đi đứng, oai vệ, bước đi, khoeo chân, chiếc râu, nhà võ, cà khịa, bà con, quen thuộc
- Từ láy: dún dẩy, quanh quẩn, ho he
c. Phân loại:
- Từ láy âm đầu: dún dẩy, quanh quẩn, ho he
- Từ láy vần: không có
Câu 2.
- Từ ghép: học hành, đi đứng
- Từ láy: thong thả, gấp gáp, thấp thỏm
→ Phân biệt như vậy, dựa vào nghĩa của từ:
- Từ láy: trong hai tiếng, chỉ 1 tiếng có nghĩa liên quan đến nghĩa chung của cả từ láy đó, còn tiếng còn lại không có nghĩa gì hoặc không liên quan đến nghĩa của từ láy.
- Từ ghép: cả 2 tiếng trong từ ghép đều có nghĩa cụ thể, liên quan đến nghĩa chung của từ ghép
Câu 3.
a. Từ láy âm đầu bằng đầu bằng “l”: lấp lánh, lung linh, lồng lộn, lửng lơ, la liếm, lồ lộ, lỡ làng, lập cập, luôn luôn…
b. Từ láy vần có “ung”: ung dung, lủng củng…
Câu 4.
Tham khảo các câu sau:
- Cụ già ung dung đi bộ trong vườn hoa đang nở rộ.
- Do không chuẩn bị trước, nên Hùng trình bày lủng củng, không rõ ý.
ái ngại
anh ánh
ào ào
áy náy
Ă
ăn năn
Â
âm ấm
B
bạc nhạc
bàn bạc
bảnh bao
bát ngát
bần thần
bập bẹ
bấp bênh
bập bềnh
bây bẩy
bầy hầy
bẽ bàng
be be
bẽn lẽn
béo bở
bép xép
bề bộn
bệ vệ
bềnh bồng
bì bà bì bõm
bĩ bàng
bì bõm
bìm bìm
bịt bùng
bỏ bê
|
bỏm bẻm
bon bon
bóng bảy
bong bóng
bồi hồi
bối rối
bôn chôn
bồn chồn
bồng bột
bông lông
bộp chộp
bỡ ngỡ
bơ phờ
bơ vơ
bờm xờm
bú dù
bụi bặm
bùi ngùi
bùi nhùi
bủn rủn
bụng nhụng
bung xung
bừa bãi
bức bách
bực bội
bươm bướm
bứt rứt
C
cà rá
canh cánh
cào cào
cau có
cáu kỉnh
càu nhàu
căm căm
cặm cụi
cằn nhằn
cầm cập
cầu cạnh
chà là
chan chứa
chang chang
chạng vạng
chạy chọt
chắc chắn
chăm chắm
|
chằm chằm
chằng chịt
chặt chẽ
chậm chạp
chần chừ
chập choạng
chập chờn
chập chững
chật vật
châu chấu
che chở
chen chúc
cheo leo
chễm chệ
chệnh
choạng
chênh vênh
chích chòe
chiền chiền
chiều
chuộng
chín chắn
chòng
chành
chòng chọc
chong
chóng
chót vót
chống chế
chồng
ngồng
chới với
chơm chởm
chờn vờn
chũm chọe
chùn chụt
chuồn
chuồn
chứa chan
chững chạc
chưng hửng
cỏn con
còng cọc
cót két
cọt kẹt
cộc cằn
cộc lốc
côi cút
cồm cộm
cồng kềnh
|
của cải
cúm núm
cun cút
cuồn cuộn
cuống cà kê
cuống
cuồng
cứng cỏi
D
da dẻ
da diết
dã dượi
dai dẳng
dại dột
dan díu
dang dở
dành dành
dằng dặc
dắt díu
dầm dề
dần dần
dập dềnh
dập dìu
dậy dàng
dây dưa
dè dặt
dễ dãi
dễ dàng
dính dáng
dịu dàng
dìu dặt
dìu dịu
|
dõng dạc
dong dỏng
dồi dào
dồn dập
dông dài
dớ dẩn
du dương
dùng dằng
dửng dưng
Đ
đày đọa
đời đời
E
e dè
éc éc
ém dẹm
em em
ém nhẹm
en en
eo éo
èo èo
èo ẽo
eo sèo
Ê
ê ê
êm êm
ềnh ềnh
êu êu
|
G
gạ gẫm
gạch gạch
gai góc
gàn gàn
gan góc
gạn gùng
gánh gồng
gạt gẫm
gau gáu
gay gắt
gay go
gằm gằm
gắng gổ
gắng gượng
gặp gỡ
gắt gao
gắt gỏng
gầm gừ
gần gận
gần gũi
gần gụi
gân guốc
gấp gáp
gật gà gật
gù
G
gật gà gật
gưỡng
gật gù
gật gưỡng
gâu gâu
gây gấy
|
gầy gò
gây gổ
gầy guộc
ghê ghê
gì gì
già giặn
giãi giề
giàn giụa
giáo giở
giãy giụa
giặc giã
giằn giọc
giằn giỗi
giặt giũ
giặt gỵa
giậm giật
giấm giúi
giần giật
giấu giếm
giây giướng
gièm giẹp
giéo giắt
giẹo giọ
gìn giữ
giòn giã
gion giỏn
gióng giả
giối già
giối giăng
giôn giốt
giông giống
giở giói
|
háo hức
hằm hằm
hăm hở
hằn học
hăng hái
hắt hiu
hắt hủi
hâm hấp
hẩm hiu
hấp tấp
hất hủi
hẹn hò
héo hắt
heo hút
hể hả
hếch hoác
hí hoáy
hiền hòa
hoa hoét
hoang hoác
hoang toàng
hoạnh hoẹ
hoe hoe
hỏi han
hoi hóp
hom hem
hóm hỉnh
hom hỏm
hòm hòm
hon hỏn
hong hóng
hồ hải
hồ hởi
|
giu giú
giục giã
giục giặc
giúi giụi
giữ giàng
giữ gìn
gò gẫm
gói gắm
gọn gàng
gòn gọn
gọn lỏn
gọn thon lỏn
góp nhóp
gốc gác
gỡ gạc
gởi gắm
gờm gờm
gớm guốc
gờn gợn
gục gặc
gùn gút
gừ gừ
gửi gắm
gườm gườm
gượng gạo
gường gượng
H
ha ha
há hốc
hài hước
|