Thông tư 18/2018/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Thông tư 18/2018/TT-BLĐTBXH sửa đổi thông tư liên quan đến thủ tục hành chính của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều các thông tư liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý Nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
Nội dung tóm tắt Thông tư 18/2018/TT-BLĐTBXH:
Ngày 30/10/2018, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư 18/2018/TT-BLĐTBXH về việc sửa đổi, bổ sung một số điều các thông tư liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý Nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
Theo đó, người sử dụng lao động có kế hoạch sử dụng người lao động nước ngoài phải gửi báo cáo giải trình về nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài cho Bộ Lao động Thương binh và Xã hội trước ít nhất 30 ngày dự kiến sử dụng.
Trong trường hợp người sử dụng lao động thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài phải gửi báo cáo giải trình đến cơ quan chấp thuận trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng lao động nước ngoài.
Thông tư có hiệu lực từ ngày 15/12/2018.
Nội dung Thông tư số 18/2018/TT-BLĐTBXH
BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ——- |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— |
Số: 18/2018/TT-BLĐTBXH | Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2018 |
THÔNG TƯ
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA CÁC THÔNG TƯ LIÊN QUAN ĐẾN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 và Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 26/2012/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số điều của Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 3 như sau:
“Điều 3. Hồ sơ, thủ tục và trình tự công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật được hưởng ưu đãi
1. Hồ sơ đề nghị công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật bao gồm:
a) Văn bản đề nghị của cơ sở sản xuất, kinh doanh trong đó nêu rõ tổng số lao động hiện có, số lao động là người khuyết tật;
b) Bản sao quyết định thành lập hoặc bản sao giấy phép hoạt động của cơ sở;
c) Danh sách lao động là người khuyết tật và bản sao giấy xác nhận khuyết tật của những người khuyết tật có trong danh sách;
d) Bản sao hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng của lao động là người khuyết tật đang làm việc.
2. Trình tự thực hiện:
a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật lập 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định và quyết định công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật hoặc có văn bản gửi cơ sở sản xuất, kinh doanh thông báo lý do không công nhận.
3. Khi cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng không đủ từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật thì đại diện cơ sở sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm phải báo cáo kịp thời và Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định ngay việc ngừng công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật.
4. Hàng năm, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật, nếu cơ sở sản xuất, kinh doanh không đủ điều kiện thì thu hồi quyết định công nhận đã cấp và xử lý theo quy định của pháp luật”.
2. Sửa đổi, bổ sung Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư số 26/2012/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 11 năm 2012 bằng Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số nội dung của Thông tư số 47/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định về Điều lệ trường trung cấp
1. Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 1 Điều 11 như sau:
“d) Bầu chủ tịch hội đồng trường, thư ký hội đồng trường. Việc bầu chủ tịch, thư ký hội đồng trường được thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín. Biên bản họp, biên bản kiểm phiếu, phiếu bầu chủ tịch, thư ký hội đồng trường được lưu giữ tại trường;”.
2. Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 1 Điều 13 như sau:
“d) Bầu chủ tịch hội đồng quản trị, thư ký hội đồng quản trị. Việc bầu chủ tịch, thư ký hội đồng quản trị được thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín. Biên bản họp, biên bản kiểm phiếu, phiếu bầu chủ tịch, thư ký hội đồng quản trị được lưu giữ tại trường;”.
3. Sửa đổi Điều 16 như sau:
1. Hồ sơ, trình tự, thủ tục bổ nhiệm hiệu trưởng trường trung cấp công lập thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Thẩm quyền bổ nhiệm hiệu trưởng trường trung cấp công lập thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 14 Luật Giáo dục nghề nghiệp.”.
4. Sửa đổi khoản 3 Điều 18 như sau:
“3. Hồ sơ đề nghị miễn nhiệm, cách chức hiệu trưởng trường trung cấp công lập thực hiện theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm quy định tại điểm a khoản 4 Điều 14 Luật Giáo dục nghề nghiệp.”.
5. Bãi bỏ điểm d, điểm đ khoản 3 Điều 11; điểm c, điểm d khoản 3 Điều 13; Điều 14; điểm c khoản 2 Điều 17 và khoản 4 Điều 18.
6. Đính chính số thứ tự khoản 3 sau khoản 3 Điều 48 thành khoản 4 Điều 48.
Điều 3. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số nội dung của Thông tư số 46/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định về Điều lệ trường cao đẳng
1. Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 1 Điều 11 như sau:
“d) Bầu chủ tịch hội đồng trường, thư ký hội đồng trường. Việc bầu chủ tịch, thư ký hội đồng trường được thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín. Biên bản họp, biên bản kiểm phiếu, phiếu bầu chủ tịch, thư ký hội đồng trường được lưu giữ tại trường;”.
2. Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 1 Điều 13 như sau:
“d) Bầu chủ tịch hội đồng quản trị, thư ký hội đồng quản trị. Việc bầu chủ tịch, thư ký hội đồng quản trị được thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín. Biên bản họp, biên bản kiểm phiếu, phiếu bầu chủ tịch, thư ký hội đồng quản trị được lưu giữ tại trường;”.
3. Sửa đổi Điều 16 như sau:
“Điều 16. Thủ tục bổ nhiệm hiệu trưởng trường cao đẳng công lập
1. Hồ sơ, trình tự, thủ tục bổ nhiệm hiệu trưởng trường cao đẳng công lập thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Thẩm quyền bổ nhiệm hiệu trưởng trường cao đẳng công lập thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 14 Luật Giáo dục nghề nghiệp.”.
4. Sửa đổi khoản 3 Điều 18 như sau:
“3. Hồ sơ đề nghị miễn nhiệm, cách chức hiệu trưởng trường cao đẳng công lập thực hiện theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm quy định tại điểm a khoản 4 Điều 14 Luật Giáo dục nghề nghiệp.”.
5. Bãi bỏ điểm d, điểm đ khoản 3 Điều 11; điểm c, điểm d khoản 3 Điều 13; Điều 14; điểm c khoản 2 Điều 17 và khoản 4 Điều 18.
6. Đính chính số thứ tự khoản 3 sau khoản 3 Điều 48 thành khoản 4 Điều 48.
Điều 4. Sửa đổi, bãi bỏ một số nội dung của Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chính sách nội trú quy định tại Quyết định số 53/2015/QĐ-TTg ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách nội trú đối với học sinh, sinh viên học cao đẳng, trung cấp
2. Bãi bỏ điểm b khoản 2 Điều 4.
Điều 5. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số nội dung của Thông tư số 57/2015/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định về Điều lệ trung tâm giáo dục nghề nghiệp
1. Sửa đổi khoản 1 Điều 10 như sau:
“1. Thủ tục bổ nhiệm giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập
a) Hồ sơ, trình tự, thủ tục bổ nhiệm giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập thực hiện theo quy định của pháp luật.
b) Thẩm quyền bổ nhiệm giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 13 Luật Giáo dục nghề nghiệp”.
2. Sửa đổi điểm b khoản 3 Điều 10 như sau:
“b) Hồ sơ miễn nhiệm giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập thực hiện theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm quy định tại điểm a khoản 4 Điều 13 Luật Giáo dục nghề nghiệp.”.
3. Bãi bỏ cụm từ “và trung tâm giáo dục nghề nghiệp tư thục hoạt động không vì lợi nhuận” tại điểm b khoản 1 Điều 4.
4. Bãi bỏ khoản 2 Điều 4 và Mục 2 Chương II.
Điều 6. Bãi bỏ Thông tư số 23/2013/TT-BLĐTBXH ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số điều về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực dạy nghề của Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục
Điều 7. Sửa đổi Điều 12 Thông tư số 16/2014/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số nội dung xác nhận và thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng quy định tại Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng
Sửa đổi tên Điều 12 như sau: “Điều 12. Hồ sơ, thủ tục thực hiện chế độ trợ cấp một lần đối với thân nhân người hoạt động kháng chiến được tặng huân chương, huy chương chết trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi”.
Điều 8. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Mục II Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BLĐTBXH-NHNNVN ngày 04 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định cụ thể việc quản lý và sử dụng tiền ký quỹ của doanh nghiệp và tiền ký quỹ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Mục II như sau:
“4. Thủ tục, hồ sơ tất toán tài khoản ký quỹ
4.1. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Quản lý lao động ngoài nước hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có công văn đề nghị ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp ký quỹ tất toán tài khoản ký quỹ cho doanh nghiệp
a) Hồ sơ đề nghị tất toán đối với doanh nghiệp không đủ điều kiện để được cấp đổi giấy phép; doanh nghiệp nộp lại giấy phép hoặc doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, gồm các tài liệu sau đây:
– 01 bản chính công văn đề nghị tất toán tài khoản ký quỹ gửi Cục Quản lý lao động ngoài nước;
– 01 bản chính báo cáo về việc đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với người lao động theo hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
– 01 giấy xác nhận đã đóng góp đầy đủ quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước.
b) Hồ sơ đề nghị tất toán đối với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề, gồm các tài liệu sau đây:
– 01 bản chính công văn đề nghị tất toán tài khoản ký quỹ gửi Cục Quản lý lao động ngoài nước (đối với hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề có thời hạn từ đủ 90 ngày trở lên) hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính (đối với hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề có thời hạn dưới 90 ngày).
– 01 bản chính báo cáo về việc đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với người lao động theo hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
4.2. Ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp ký quỹ (sau đây gọi tắt là ngân hàng) hoàn trả tiền ký quỹ và tất toán tài khoản cho doanh nghiệp sau khi nhận được:
a) 01 bản chính công văn của Cục Quản lý lao động ngoài nước gửi doanh nghiệp và ngân hàng thông báo doanh nghiệp không đủ điều kiện để được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
b) 01 bản chính công văn của Cục Quản lý lao động ngoài nước đề nghị ngân hàng tất toán tài khoản ký quỹ cho doanh nghiệp không đủ điều kiện để được cấp đổi giấy phép; doanh nghiệp nộp lại hoặc doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
c) 01 bản chính công văn của Cục Quản lý lao động ngoài nước hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đề nghị ngân hàng tất toán tài khoản ký quỹ cho doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề”.
Điều 9. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Thông tư số 40/2016/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
1. Bãi bỏ cụm từ “thu hồi giấy phép lao động và xác nhận đã thu hồi giấy phép lao động” tại Điều 3.
2. Bổ sung điểm e khoản 1 Điều 3 như sau:
“e) Người sử dụng lao động quy định tại điểm a khoản 2 Điều 2 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP có trụ sở chính tại một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhưng có văn phòng đại diện và chi nhánh tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác”.
3. Bổ sung điểm đ khoản 2 Điều 3 như sau:
“đ) Người sử dụng lao động quy định tại điểm a khoản 2 Điều 2 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP có trụ sở chính tại một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhưng có văn phòng đại diện và chi nhánh tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác”.
4. Bổ sung khoản 3 Điều 3 như sau:
“3. Người sử dụng lao động quy định tại điểm a khoản 2 Điều 2 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP có trụ sở chính tại một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhưng có văn phòng đại diện và chi nhánh tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác phải thực hiện thống nhất báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài; cấp, cấp lại giấy phép lao động; xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội”.
5. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 4 như sau:
“1. Trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài, người sử dụng lao động (trừ nhà thầu) gửi báo cáo giải trình về nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài theo Mẫu số 1 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này đến Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau đây viết tắt là cơ quan chấp thuận).
Trường hợp có thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài thì người sử dụng lao động gửi báo cáo giải trình thay đổi theo Mẫu số 2 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này đến cơ quan chấp thuận trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài”.
6. Sửa đổi, bổ sung tên Chương II như sau:
“Chương II. Cấp, cấp lại giấy phép lao động”.
7. Bãi bỏ khoản 2 Điều 7.
8. Sửa đổi, bổ sung Điều 12 như sau:
“Điều 12. Thông báo giấy phép lao động hết hiệu lực
9. Sửa đổi, bổ sung các Mẫu số 1, Mẫu số 2, Mẫu số 3, Mẫu số 8, Mẫu số 9, Mẫu số 12 và Mẫu số 15 bằng Phụ lục III về các biểu mẫu về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 10. Điều khoản chuyển tiếp
Các hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính đã được cơ quan thực hiện thủ tục hành chính tiếp nhận mà chưa giải quyết trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì thực hiện theo quy định tại Thông tư này.
Điều 11. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 18 tháng 12 năm 2018.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG |
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; – Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; – Văn phòng Tổng Bí thư; – Văn phòng Quốc hội; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Văn phòng Chính phủ; – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; – HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; – Tòa án nhân dân tối cao; – Viện kiểm sát nhân dân tối cao; – Kiểm toán Nhà nước; – Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; – Cục Kiểm tra văn bản QPPL – Bộ Tư pháp; – Sở LĐTBXH các tỉnh, TP trực thuộc TW; – Công báo; – Website: Chính phủ, Bộ LĐTBXH; – Bộ LĐTBXH: Bộ trưởng, các Thứ trưởng, các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ; – Lưu: VT, PC. |
Lê Quân |
- Thuộc tính văn bản
Cơ quan ban hành: | Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội | Người ký: | Lê Quân |
Số hiệu: | 18/2018/TT-BLĐTBXH | Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính |
Ngày ban hành: | 30/10/2018 | Ngày hiệu lực: | 18/12/2018 |
Loại văn bản: | Thông tư | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Tình trạng hiệu lực: | Còn hiệu lực |