Tài Liệu

Mẫu đề thi học kì 1 môn giáo dục công dân lớp 7

Mẫu đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 7. Nội dung đề thi bám sát theo chương trình sách giáo khoa lớp 7 môn Giáo dục công dân lớp 7 sách mới, giúp các em ôn tập rèn luyện, tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm giải đề thi. Dưới đây là nội dung chi tiết, các em cùng vieclam24.vn tham khảo nhé

ĐỀ SỐ 01: Chương trình sách mới.

Phần I – Trắc nghiệm khách quan. (3 điểm).

Câu 1: Di tích lịch sử Đền Trung túc vương Lê Lai thuộc xã nào của Ngọc Lặc?

A. Lam Sơn.

B. Kiên Thọ.

C. Phúc Thịnh.

D. Nguyệt Ấn.

Câu 2: “Hát xường giao duyên” là điệu hát của dân tộc nào trên địa bàn huyện Ngọc Lặc?

A. Dao.

B. Kinh.

C. Mường.

D. Thái.

Câu 3: Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ?

A. Thờ ơ trước khó khăn, đau khổ của người khác.

B. Giúp đỡ người khác với thái độ ban ơn, kể lễ.

C. Không vui vẻ khi bạn đạt thành tích cao.

D. Lắng nghe, động viên, an ủi mọi người.

Câu 4: Người biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ sẽ

A. nhận được sự quan tâm của người khác đối với mình.

B. nhận được sự yêu quý, tôn trọng của mọi người.

C. nhận được sự trả ơn của người khác đối với mình.

D. nhận được nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Câu 5: Biểu hiện nào sau đây trái với học tập tự giác, tích cực?

A. Thường xuyên không học bài cũ.

B. Chủ động tự lập kế hoạch học tập.

C. Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.

D. Có mục tiêu học tập rõ ràng.

Câu 6: Giữ chữ tín là coi trọng, giữ gìn

A. sự yêu mến của mọi người đối với mình.

B. phẩm chất tốt đẹp mình trước mọi người.

C. niềm tin của mình đối với mọi người.

D. niềm tin của mọi người đối với mình

Câu 7: Biểu hiện nào sau đây trái với giữ chữ tín?

A. Giữ đúng lời hứa của mình.

B. Buôn bán hàng chất lượng.

C. Hay trễ hẹn với bạn bè.

D. Nói đi đôi với làm.

Câu 8: Di sản văn hóa là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được:

A. lưu truyền từ đời này sang đời khác.

B. lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

C. lưu truyền qua nhiều thế hệ khác nhau.

D. lưu truyền qua nhiều đời, nhiều thế hệ.

Câu 9: Hành vi nào dưới đây góp phần giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa?

A. Giữ gìn sạch đẹp di tích, danh lam thắng cảnh.

B. Khắc tên mình lên di sản nhằm để lại dấu ấn khi mình đến thăm.

C. Vứt rác bừa bãi xung quanh di tích.

D. Lấy cắp đồ vật trong khu bảo tồn di sản về nhà.

Câu 10: Di sản văn hóa nào dưới đây là di sản văn hóa phi vật thể?

A. Nhã nhạc cung đình Huế.

B. Trống đồng Đông Sơn.

C. Bến Nhà Rồng.

D. Khu di tích Mĩ Sơn.

Câu 11: Một trong những nguyên nhân gây căng thẳng tâm lý đến từ bản thân là

A. áp lực từ học tập.

B. các mối quan hệ bạn bè.

C. kỳ vọng của gia đình.

D. suy nghĩ tiêu cực.

Câu 12: Biểu hiện nào sau đây không phải là biểu hiện của tâm lí căng thẳng?

A. Suy giảm trí nhớ.

B. Không tập trung công việc.

C. Vui vẻ, tự tin.

D. Tim đập nhanh, khó thở, buồn nôn.

Phần II. Tự luận (7 điểm)

Câu 1 (3 điểm):

Khi căng thẳng tâm lý, cơ thể thường có những biểu hiện như thế nào? Vì sao con người lại bị căng thẳng tâm lý? Em sẽ làm gì khi sắp đến kì kiểm tra mà bài tập thì quá nhiều, không có đủ thời gian để hoàn thành nên rất căng thẳng, lo âu, mất ngủ?

Câu 2 (4 điểm):

Địa phương nơi em sinh sống có những di sản văn hoá nào? Em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ di sản văn hoá đó? Nhiều bạn khi đi thăm quan di tích Lam Kinh thường khắc tên mình lên đá, lên bức tượng, lên cây để đánh dấu nơi mình đã đến. Em hãy nhận xét về các hành vi đó?

Đáp án đề thi 01:

Phần I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Đáp án B C D B A D C B A A D C

Phần II. Tự luận (7 điểm)

Câu hỏi Nội dung Điểm
Câu 1

(3 điểm)

 

– Một số biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng: Mệt mỏi, chán ăn, khó ngủ, đau đầu, tim đập nhanh, hoa mắt, chóng mặt, đổ mồ hôi, đau bụng, …

– Nguyên nhân gây căng thẳng có thể đến từ bên ngoài như: áp lực học tập, các mối quan hệ bạn bè, kỳ vọng gia đình,…. Hoặc có thể đến từ bản thân như: tâm lý tự ti, suy nghĩ tiêu cực, lo lắng thái quá, các vấn đề về sức khoẻ,…

– Trước tình huống trên em sẽ tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến tâm lí căng thẳng. Sau đó lựa chọn giải pháp ứng phó như thư giãn bản thân bằng việc chạy bộ, đi bộ, hít thở sâu, suy nghĩ tích cực, hoặc tìm sự giúp đỡ của cha mẹ, người thân, thân cô giáo, bạn bè,…

1 điểm

 

 

1 điểm

 

1 điểm

Câu 2

(4 điểm)

 

* Học sinh nêu được ít nhất 4 di sản văn hóa của quê hương Ngọc Lặc hoặc của tỉnh Thanh Hoá.

VD: Đền thờ Trung túc vương Lê Lai thuộc xã Kiên Thọ, Hát xường, Lễ hội Pồn pôông, Hang Bàn Bù,…

* Nêu được các giải pháp góp phần bảo vệ di sản văn hoá:

– Tìm hiểu, giới thiệu về các di sản văn hóa.

– Giữ gìn các di sản văn hóa.

– Tham gia các lễ hội ở địa phương mình.

– Đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hóa.

* Không đồng tình với hành vi, việc làm của các bạn học sinh đó.

– Hành vi của các bạn là không đúng và vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá.

– Cần khuyên ngăn các bạn không được thực hiện những hành vi như vậy, giải thích cho các bạn hiểu đó là hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá.

– Nếu các bạn không nghe cần báo ngay cán bộ, ban quản lý di sản văn hoá.

1 điểm

 

 

 

0,25

0,25

0,25

 

0,25

0,5

0,5

0,5

 

0,5

Khung ma trận đề 01

 

TT

 

Mạch nội dung

 

Chủ đề

́ c đô ̣nhận thức ̉ng
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tỉ lệ ̉ng

điểm

TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL
1

 

 

Giáo dục đạo đức

1. Tự hào về truyền thống quê hương 2 câu 2 câu 0,5
2. Quan tâm, cảm thông  chia sẻ 2 câu 2 câu 0,5
3. Học tập tự giác, tích cực 1 câu 1 câu 0,25
4. Giữ chữ tín 2 câu 2 câu 0,5
5. Bảo tồn di

sản văn hoá

3 câu 1/4 câu 1/2 câu 1/4 câu 3 câu 1 câu 4,75
2 Giáo

dục 

năng

sống

Ứng phó với tâm lí căng thẳng 2 câu 1/2 câu 1/2 câu 2 câu 1 câu 3,5
Tổng 12 0,75 1 0,25 12 2  

 

 

10 điểm

̉  ̣% 30% 30% 30% 10% 30% 70%
̉ lê c̣ hung 60% 40% 100%

ĐỀ SỐ 02: Tham khảo thêm từ chương trình cũ

MA TRẬN ĐỀ 02

Nội dung chủ đề (Mục tiêu)

 

Các cấp độ tư duy
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
A. Hiểu biểu hiện của sống giản dị Câu hỏi 1TN (0,5 điểm)
B. Hiểu đúng nội dung của việc xây dựng gia đình văn hoá. Câu hỏi 2 TN (1 điểm)
C. Hiểu biểu hiện của tính tự tin. Câu hỏi 3 TN (0,5 điểm)
D. Biết nội dung tiêu chuẩn gia đình văn hoá. Câu hỏi 4 TN (1 điểm)
E. Nêu được thế nào là yêu thương con người. Câu hỏi 1TL (1 điểm)
G. Nhận xét, đánh giá hành vi liên quan đến phẩm chất đoàn kết, tương trợ. Câu hỏi 2 TL (2 điểm)
H. Giải thích được vì sao học sinh có thể góp phần xây dựng gia đình văn hóa. Câu hỏi 3 TL (1 điểm)
I. Đề xuất cách ứng xử trước một tình huống thực tế liên quan đến truyền thống gia đình, dòng họ. Câu hỏi 4 TL (3 điểm)
Tổng số câu hỏi 2 5 1
Tổng điểm 2 5 3
Tỉ lệ 20% 50% 30%

ĐỀ 02 THI HỌC KÌ 1 MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 7 CHƯƠNG TRÌNH CŨ

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3,0 điểm)

Câu 1 (0,5 điểm). Biểu hiện nào dưới đây là sống giản dị? (khoanh tròn chữ cái trước câu mà em chọn)

A. Tính tình dễ dãi, xuề xoà.

B. Nói năng đơn giản, dễ hiểu.

C. Không bao giờ chú ý đến hình thức bề ngoài.

D. Sống hà tiện.

Câu 2 (1,0 điểm) Hãy ghi chữ Đ tương ứng với câu đúng, chữ S tương ứng với câu sai vào ô trống trong bảng sau:

A. Gia đình giàu có và đông con là gia đình hạnh phúc.

B. Cần có sự phân công hợp lí các công việc trong gia đình.

C. Trẻ em không nên tham gia bàn bạc các công việc gia đình vì đó là việc của người lớn.

D. Trong gia đình, mỗi người chỉ cần hoàn thành công việc của mình là đủ.

Câu 3 (0,5 điểm) Biểu hiện nào dưới đây là tự tin? (khoanh tròn chữ cái trước câu mà em chọn)

A. Luôn tự đánh giá cao bản thân mình.

B. Lúc nào cũng giữ ý kiến riêng của mình.

C. Tự mình giải quyết mọi việc, không cần hỏi ý kiến ai.

D. Tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc.

Câu 4 (1,0 điểm) Điền những cụm từ còn thiếu vào chỗ trống sao cho đúng với nội dung bài đã học:

“Gia đình văn hoá là gia đình hoà thuận,………, đoàn kết …………”

II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm) Em hãy cho biết thế nào là yêu thương con người?

Câu 2 (2,0 điểm) Hiền và Quý là đôi bạn rất thân. Hai bạn ngồi cùng bàn nên cứ đến giờ kiểm tra là Hiền lại chép bài của Quý. Quý nể bạn nên không nói gì. Em có tán thành việc làm của Hiền và Quý không? Vì sao?

Câu 3 (1,0 điểm) Vì sao nói học sinh có thể góp phần xây dựng gia đình văn hoá?

Câu 4 (3,0 điểm) Trong dòng họ của Hoà chưa có ai đỗ đạt cao và làm chức vụ gì quan trọng. Hoà xấu hổ, tự ti về dòng họ và không bao giờ giới thiệu dòng họ của mình với bạn bè. Em có đồng tình với suy nghĩ của Hoà không? Vì sao? Em sẽ góp ý gì cho Hoà?

ĐÁP ÁN ĐỀ 02 KIỂM TRA HỌC KÌ 1 GDCD 7

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3 điểm)

Câu 1 (0,5 điểm) Chọn câu B.

Câu 2 (1 điểm) Đúng: câu B. Sai: Các câu A, C, D

Câu 3 (0, 5 điểm) chọn câu D.

Câu 4 (1 điểm) Yêu cầu điền theo thứ tự sau (mỗi đoạn cho 0,5 điểm)

– hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện kế hoạch hoá gia đình vào chỗ trống thứ nhất.

– với xóm giềng và làm tốt nghĩa vụ công dân vào chỗ trống thứ hai.

II. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1 (1 điểm)

Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn.

Câu 2 (2 điểm)

– Không tán thành việc làm của cả 2 bạn (0,5 điểm)

– Yêu cầu học sinh dựa vào kiến thức của bài Đoàn kết, tương trợ để giải thích:

+ Đoàn kết, tương trợ theo đúng nghĩa của nó thì phải giúp nhau để cùng tiến bộ. (0,5 điểm)

+ Trong trường hợp này, Hiền lợi dụng tình bạn để làm điều xấu (0,5 điểm)

+ Quý nể nang, bao che cho bạn, làm bạn không tiến bộ được. (0,5 điểm)

Câu 3 (1 điểm)

Học sinh có thể góp phần xây dựng gia đình văn hoá, vì: Nếu bản thân chăm ngoan, học giỏi, làm tốt bổn phận với gia đình, không đua đòi ăn chơi, không làm điều gì tổn hại đến danh dự gia đình thì cha mẹ vui lòng, gia đình hoà thuận, hạnh phúc.

Câu 4 (3 điểm)

Học sinh có thể có những cách diễn đạt khác nhau, nhưng cần nêu được những ý cơ bản sau:

– Không đồng tình với suy nghĩ của Hoà (0,5 điểm)

– Giải thích: dòng họ nào cũng có truyền thống tốt đẹp như cần cù lao động, yêu nước, đoàn kết, yêu thương đùm bọc nhau, trong gia đình hoà thuận, trên kính dưới nhường….Ai cũng có quyền tự hào về dòng họ của mình. (1 điểm)

– Góp ý cho Hoà: (1,5 điểm, mỗi ý đúng cho 0,5 điểm)

+ Cần tìm hiểu về truyền thống dòng họ mình để biết rõ những truyền thống tốt đẹp của dòng họ

+ Không xấu hổ, tự ti mà hãy tự hào giới thiệu dòng họ với bạn bè.

+ Bản thân cố gắng học tập thật tốt để làm vẻ vang cho dòng họ.

Trên đây là Đề kiểm tra học kì I môn Giáo dục công dân lớp 7 của năm học 2022 – 2023. Tài liệu giúp các em có thêm tài liệu ôn tập và làm quen với nhiều dạng bài tập môn GDCD.  Từ đó tập hợp được kiến thức đã học và tích lũy thêm kinh nghiệm giải đề thi. Việc ôn thi học kì 1 kĩ lưỡng sẽ giúp các em có thêm tự tin trước khi bước vào kì thi sắp tới.

=====@@@=====

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button